Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

by Lê Vi

Khi hoạt động một doanh nghiệp, sẽ có những loại chi phí phát sinh không liên quan đến sản phẩm hoặc doanh số bán hàng. Do đó, để đảm bảo khâu vận hành trơn tru, tất cả các loại chi phí cần được quản lý một cách chặt chẽ. Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí thường phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng chi phí để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản chi tiêu cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm, đào tạo,…), chi phí thuê mặt bằng văn phòng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí marketing, thuế và các chi phí pháp lý khác.

Chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm sau:

  • Những chi phí này không liên quan đến một đơn vị kinh doanh hoặc chức năng cụ thể nào, chúng có thể phát sinh như một lợi ích mang tính chất chung cho toàn doanh nghiệp.
  • Một phần chi phí quản lý doanh nghiệp được xem là cố định, vì chúng phát sinh bất kể mức độ sản xuất hoặc bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Các nhà quản trị sẽ cố gắng giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đến mức tối đa để tối ưu hóa trong vận hành.

Ý nghĩa của việc xác định chi phí quản lý doanh nghiệp

Để một doanh nghiệp được vận hành trơn tru và minh bạch hơn cần rõ ràng trong chi phí quản lý DN. Các nhà quản lý cần phải theo dõi, kiểm tra và nắm bắt các khoản chi phí này để tối ưu lợi nhuận cho DN.

Việc xác định chi phí quản lý DN rõ ràng mang lại ý nghĩa như sau:

  • Là cơ sở để giúp người quản lý DN nhanh chóng kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức mình.
  • Giúp các công ty dự toán được hoạt động kinh doanh, vì khi tính giá nguyên vật liệu cần có định mức nguyên vật liệu hay lập dự toán chi phí nhân sự thì cần có thông số về định mức ngày công.
  • Hỗ trợ người quản lý doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư, định giá bán sản phẩm, lựa chọn chấp nhận hay từ chối đơn hàng, phân tích khả năng đạt hiệu quả.
  • Giúp tiết kiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức.
  • Các nhân viên có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng tài nguyên tiết kiệm, cần phải có định mức chi phí tiêu chuẩn.

Cách tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Tối ưu hoá các hoạt động quản lý

Tối ưu hóa các hoạt động quản lý giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí hoạt động. Việc xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của DN trên thị trường.

Doanh nghiệp cần kiểm soát hoạt động làm việc phải thực hiện theo đúng quy trình. Đối với những việc không quan trọng có thể cắt bớt để giảm các chi phí thừa thãi. Quy trình làm việc không rõ ràng, quy củ rất dễ dẫn đến tình trạng năng suất kém, ảnh hưởng tới khâu vận hành của tổ chức.

Sử dụng công nghệ hiện đại

Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào vận hành DN là việc thiết yếu để cắt giảm chi phí quản lý DN. Sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu, quản lý nhân sự, tài chính… có thể giảm chi phí về nguồn lực và tiết kiệm thời gian.

Lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất

Để tiết kiệm một khoản lớn chi phí quản lý DN, các tổ chức nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Hãy xem xét các mục tiêu mà mình nhắm đến, nhà cung cấp đó có đáp ứng được hay không.

Xem xét từ dịch vụ, chất lượng sản phẩm, các vật tư cần thiết, đặc biệt là chi phí có phù hợp hay không. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần có thời gian để chọn lọc trước khi ký kết hợp đồng đối với bất kỳ nhà cung cấp nào.

Các loại chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay

Lương và các khoản theo lương

Lương và các khoản chi liên quan đến tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận quản lý như: Bảo hiểm xã hội, phụ cấp, chi phí may đồng phục, …

Có thể kể đến một số vị trí thuộc bộ phận quản lý như: giám đốc, kế toán, bảo vệ, tạp vụ,nhân viên IT….

Văn phòng phẩm, dụng cụ, đồ dùng trong công tác quản lý

Có thể liệt kê một số khoản thường phát sinh như: giấy in, bút, thước, chi phí in ấn namecard, brochure, bao thư, …

Chi phí thuê văn phòng

Cần lấy hóa đơn đối với loại chi phí này.

Hiện nay, văn phòng sẽ có rất nhiều dạng như: văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng trọn gói, thuê mặt bằng kinh doanh hoặc thuê nhà nguyên căn để làm văn phòng công ty,…

Trong đó, việc thuê mặt bằng hoặc nhà nguyên căn của cá nhân không kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ nên doanh nghiệp thường bỏ sót loại chi phí này.

Nếu có thể, hãy yêu cầu cá nhân cho thuê nhà, mặt bằng đến chi cục thuế mua hóa đơn bán hàng để xuất cho công ty và công ty sẽ được ghi nhận khoản chi phí vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các loại dịch vụ mua ngoài

Có thể kể đến các loại dịch vụ thường phát sinh trong quá trình quản lý DN như: tiền điện thoại, tiền điện, nước, dịch vụ internet, dịch vụ chuyển phát nhanh thư từ,chi phí quảng cáo….

Các khoản thuế, phí, lệ phí

Có thể kể đến như: thuế đất, lệ phí môn bài, lệ phí sao y, chứng thực, phí cầu đường…

Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ

Có thể kể đến như chi phí phân bổ máy in, máy tính, máy photocopy được sử dụng tại bộ phận văn phòng.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Có thể kể đến như chi phí khấu hao xe ô tô, chi phí khấu hao xây dựng văn phòng, nhà bảo vệ,…

Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí khác như: chi phí dự phòng phải thu nợ khó đòi, chi phí tiếp khách, ăn uống hoặc sử dụng các dịch vụ mua ngoài như: quà biếu, quà tặng,…

Điều kiện để chi phí quản lý doanh nghiệp 

Căn cứ vào điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 06 năm 2015 và điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tổng quan những điều cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488