4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

by Hồ Hoa

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
  • Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 cho phép: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.

Thực tế, luật pháp chưa có định nghĩa cụ thể về việc chuyển nhượng cổ phần, nhưng căn cứ vào những quy định của pháp luật có thể hiểu chuyển nhượng cổ phần bản chất là quan hệ mua bán, cho tặng cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác. Là việc làm thay đổi số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ cho người khác thông qua việc mua bán, cho tặng, thừa kế…

Việc chuyển nhượng cổ phần là tự do, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng khác được và không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty, nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.

Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?

Thế nào là tranh chấp chuyển nhượng cổ phần?

Trong quá trình chuyển nhượng cổ phần, vì nhiều nguyên nhân, giữa các bên phát sinh mâu thuẫn đưa đến những xung đột lợi ích cùng nhau.  Những xung đột này gọi là tranh chấp chuyển nhượng cổ phần.  Trên thực tế, hiện nay tranh chấp chuyển nhượng cổ phần xảy ra khá nhiều, thậm chí dẫn đến những kiện tụng cùng nhau. Vì tranh chấp  chuyển nhượng cổ phần là dạng tranh chấp phổ biến trong tranh chấp cổ phần thường gặp và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng là  một loại hợp đồng kinh tế, nên tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng được phép thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại hay tòa án, nhưng không được trái với quy định tại điều lệ công ty.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, các cổ đông, các nhà đầu tư cũng sẽ tìm hiểu thật rõ các vấn đề liên quan tránh để xảy ra rủi ro. Đặc biệt việc chuyển nhượng cổ phần cũng vậy. Các tranh chấp chuyển nhượng cổ phần thường xảy ra do sự chủ quan hoặc sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bên khi tham gia giao dịch chuyển nhượng. Những lưu ý sau cần được ghi nhớ thật kỹ để tránh xảy ra tranh chấp.

  • Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi thông tin của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.
  • Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đầy đủ, ghi đúng vào sổ đăng ký cổ đông theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020.  Kể từ thời điểm đó người mua cổ phần trở thành cổ đông công ty.
  • Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty theo quy định tại Khoản 7 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Cần nộp hồ sơ khai và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại Cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ chuyển vốn là khoản thu cá nhân được nhận từ chuyển nhượng chứng khoán. Bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời, tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%. Việc khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC. Cá nhân có thể chuẩn bị thêm cổ phiếu, phiếu thu, giấy uỷ quyền, bản sao chứng từ minh chứng cá nhân của người chuyển nhượng cổ phần, sổ đăng ký cổ đông nếu cơ quan thuế yêu cầu thêm. Cá nhân cần nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 10 ngày tính từ khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488