Trình tự xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Luật Thương mại 2005;
- Luật Dân sự 2015;
- Luật Doanh nghiệp 2020.
Hợp đồng góp vốn là gì?
Pháp luật nước ta hiện nay chưa có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 385 Luật Dân sự năm 2015 và Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự và góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận của hai hay nhiều chủ thể trong đó các bên sẽ cùng nhau góp vốn đề thực hiện một công việc nào đó, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trên thực tế, các bên ký kết hợp đồng góp vốn với nhiều mục đích như góp vốn để thành lập doanh nghiệp, góp vốn để hợp tác kinh doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế hoặc để đầu tư.
Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
Trình tự xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện
Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn kiện đến Tòa án kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Xử lý đơn khởi kiện
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định được quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Thông báo cho người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên thu tiền tạm ứng án phí nếu như thẩm phán thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng góp vốn của Luật Đại Nam
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng góp vốn;
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn;
- Hướng dẫn các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Trình tự xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp trong hợp đồng góp vốn “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như thế nào ?
- Khi nào Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?