Thời gian gần đây những vấn đề liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất được nhiều người dân quan tâm. Vậy, trong trường hợp người dân chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì hậu quả pháp lý sẽ ra sao? Mời quý độc giả theo dõi bài viết tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có bị phạt không? sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2013.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là gì?
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với mục đích ban đầu vốn có của loại đất đang sở hữu. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ phải có quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải đăng ký
Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sau đây phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp phép.
-Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
-Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất tại các trường hợp được nêu trên đây thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có bị phạt không?
Hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những trường hợp bắt buộc phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 được xem là một hành vi vi phạm. Theo đó, đối với hành vi vi phạm này thì người sử dụng đất sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định từ Điều 9 đến Điều 12 Chương II Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trông rừng hoặc đất nuôi trông thuỷ sản, đất làm muối hoặc đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn/ khu vực đô thị thì tuỳ từng diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng mà không có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, thấp nhất là 02 triệu đồng và mức xử phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất đối với những trường hợp được quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:
Người sử dụng đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp/ đất phi nông nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền với mức xử phạt thấp nhất là 03 triệu đồng và cao nhất lên đến 250 triệu đồng.
Tuy vậy riêng đối với trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt tương ứng đã nêu trên.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dùng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác đối với những trường hợp được quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:
Đối với trường hợp này thì người sử dụng đất sẽ phải thực hiện nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền xử phạt thấp nhất là 02 triệu đồng và cao nhất là 400 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm sau:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác đối với các loại đất được quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:
Người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn/ đô thị;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn/ đô thị;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn/ đô thị.
– Mức xử phạt đối với khu vực nông thôn sẽ khoảng từ 03 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với trường hợp sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng được quy định tại nông thôn.
Ngoài ra, đối với người đã vi phạm những hành vi thuộc 04 trường hợp nêu trên còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Như vậy, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất đương nhiên sẽ bị xử phạt do đây là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, về mức phạt và biện pháp khắc phục sẽ căn cứ theo tình hình thực tế của từng cá nhân.
Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có bị phạt không? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: