Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: Điều cần biết để không bị thiệt

by Nguyễn Thị Giang

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn cần phải làm gì. Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: Điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: Điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: Điều cần biết để không bị thiệt

Cơ sở pháp lý:

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

Hợp đồng lao động là gì?

Điều 15 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy định Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

HĐLĐ với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của HĐLĐ được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:

  • Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)
  • Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
  • Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
  • Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
  • Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
  • Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
  • Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng

Theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Với hợp đồng lao động xác định thời hạn, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không quá 36 tháng.

Theo đó, việc hết hạn hợp đồng lao động chỉ đặt ra đối với trường hợp các bên ký hợp đồng xác định thời hạn. Vậy khi hợp đồng này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc có bắt buộc ký hợp đồng mới không?

Trả lời cho câu hỏi này, điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới;[…]

Như vậy, nếu người lao động vẫn làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, các bên bắt buộc phải ký hợp đồng mới trong vòng 30 ngày.

Khi ký hợp đồng lao động mới, các bên chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, sau đó mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp tại điểm c khoản 2 Điều này:

  • Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  • Sử dụng người lao động cao tuổi;
  • Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: Điều cần biết để không bị thiệt

Trong thời gian chờ ký hợp đồng mới, người lao động hưởng quyền lợi gì?

Điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 cũng quy định rằng:

Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

Như vậy, khi chưa ký hợp đồng mới mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên vẫn được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký.

Đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ. Trong đó, có thể kể đến các vấn đề sau:

  • Được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian làm việc.
  • Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo quy định.
  • Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cùng nhiều quyền lợi khác theo ghi nhận trong hợp đồng cũ.

Sau 30 ngày mà không ký hợp đồng mới, giải quyết thế nào?

Như đã đề cập ở trên, BLLĐ năm 2019 đã đặt ra giới hạn 30 ngày để người sử dụng lao động và người lao động tiến hành giao kết hợp đồng mới sau khi hợp đồng cũ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Việc có ký tiếp hợp đồng mới hay không thường sẽ do người sử dụng lao động quyết định phần nhiều.

Sau 30 ngày mà doanh nghiệp không chịu ký hợp đồng mới thì quyền lợi của các bên sẽ được giải quyết theo điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 như sau:

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Theo đó, nếu để người lao động tiếp tục làm mà không ký hợp đồng mới thì sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng mà các bên đã giao kết hết hạn, hợp đồng này sẽ tự động trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuế giá trị gia tăng là gì? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488