Sau quá trình hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các vùng địa lý khác ở khắp đất nước. Vậy mặc dù văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh nhưng có trường hợp nào được phép ký kết hợp đồng không? Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không ? qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020.
- Luật doanh nghiệp năm 2020
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp và có những đặc điểm chính sau:
- Văn phòng đại diện không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập mà việc chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp chủ quản tiến hành mà văn phòng đại diện không cần thực hiện nghĩa vụ này
- Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện có không được thực hiện chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp
Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và một trong những nội dung quan trọng nhất của chế định hợp đồng là hiệu lực của hợp đồng, thông thường từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác nghĩa là được ký kết bởi các bên
Một trong các đặc trưng cơ bản của văn phòng đại diện tại khái niệm đó là không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn phòng đại diện vẫn có thể ký kết hợp đồng, trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng căn cứ vào Khoản 5, Điều 84, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”
- Phạm vi ủy quyền là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Khi văn phòng đại diện ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, người đứng đầu văn phòng đại diện phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty.
Như vậy, người đứng đầu văn phòng đại diện không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh, văn phòng đại diện ký kết hợp đồng mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty và do vậy, văn phòng đại diện có thể ký hợp đồng trong trường hợp ủy quyền bởi doanh nghiệp chủ quản. Và phải cần hiểu rõ rằng, xét về mặt bản chất thì văn phòng đại diện không được ký hợp đồng
Văn phòng đại diện được ký những hợp đồng nào?
Khi được phép ủy quyền ký kết hợp đồng, những hợp đồng văn phòng đại diện có thể ký kết gồm:
- Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở
- Hợp đồng mua các thiết bị, vật dụng cần thiết cho văn phòng đại diện
Ngoài ra, Điều 18, Luật Thương mại 2005 quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định khác và do đó, có thể được ký kết các hợp đồng thương mại nói chung
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng ?. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: