Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nên có nhiều chính sách mở cho việc đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đặc biệt nước ta đang trong quá trình phát triển, nên có nhiều cơ hội đầu tư, cộng thêm tình hình chính trị ổn định.Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam qua bài viết sau

Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà VN là thành viên hoặc được pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ đó công nhận;
  • Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập;
  • Nếu Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài ( TNNN ) có ghi nhận thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của VN và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của TNNN;
  • Nếu nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của VN hoặc TNNN không thuộc quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà VN là thành viên thì việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài

  • Nhà đầu tư ( thương nhân nước ngoài ) nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho TNNN.
  • Nếu việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật chuyên ngành, cơ quan cấp phép phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan cấp phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu ý kiến về việc cấp phép.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho TNNN.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép, cơ quan cấp phép phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình.

Hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán do cơ quan thẩm quyền nơi Nhà đầu tư thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh hoạt động của thương nhân trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao CMND/CCCD (đối với người VN) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao biên bản ghi nhớ/thỏa thuận thuê địa điểm/ tài liệu chứng minh thương nhân nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
  • Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và quy định pháp luật có liên quan.

Thủ tục sau thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại  Việt Nam

Nhiều chủ doanh nghiệp sai lầm cho rằng nhận được giấy phép kinh doanh là đã có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Thực tế lại không phải như vậy, mỗi doanh nghiệp bắt buộc sau khi thành lập công ty hoàn tất mọi thủ tục để ra giấy phép là xong. Đó là một sai lầm, doanh nghiệp phải hiểu rằng để bắt đầu kinh doanh theo đúng quy định phải hoàn tất mọi thủ tục sau:

  • Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh bằng cách thanh toán bằng ngoại tệ, Việt Nam đồng tại các Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với trường hợp chi nhánh được mở tại khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Chi nhánh có nhiệm vụ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản. Đồng thời, việc mở, sử dụng, đóng tài khoản của chi nhánh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại chi nhánh.
  • Nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của văn phòng chi nhánh.
  • Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật hiện hành.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488