Văn phòng đại diện là gì?

by Lê Quỳnh

Luật Đại Nam qua bài viết này sẽ giới thiệu đến quý độc giả những kiến thức pháp lý liên quan đến câu hỏi văn phòng đại diện là gì?. Đồng thời qua đó bổ sung thêm các thông tin hữu ích đến bạn đọc. Mời theo dõi!

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP vê đăng ký doanh nghiệp.
  • Luật Thương mại 2005.
  • Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại.

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền vì lợi ích của doanh nghiệp và phải bảo vệ các lợi ích đó (Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Từ khái niệm trên ta hiểu rằng: văn phòng đại diện sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp, đồng thời không được phép thực hiện các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc doanh nghiệp có thêm chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ giúp gia tăng số lượng khách hàng biết đến và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh hơn.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, việc mở một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính là điều hoàn toàn phụ thuôc theo khả năng và mục đích của doanh nghiệp.

Con dấu của văn phòng đại diện: Cho đến thời điểm hiện tại pháp luật nước ta không yêu cầu bắt buộc văn phòng đại diện phải có con dấu riêng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định chủ quan của doanh nghiệp hoặc theo điều lệ của công ty.

Đặt tên văn phòng đại diện như thế nào là đúng pháp luật

Căn cứ theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên văn phòng đại diện phải:

– Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

– Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; đồng thời phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện đó phát hành.

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Luật Thương mại 2005 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP thì:

– Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam mới được thực hiện việc giao kết hợp đồng mua bán khi đươc sự ủy quyền văn bản của Công ty. Việc ủy quyền sẽ phải bằng văn bản và chỉ cho từng lần giao kết hợp đồng.

– Văn phòng đại diện không có chức năng giao kết, ký kết hợp đồng trừ khi đó là văn phòng đại diện của thương nhân, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện là gì? - Quy định mới nhất 2023

Văn phòng đại diện là gì? – Quy định mới nhất 2023

Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Khi doanh nghiệp muốn thành lập văn phòng đại diện cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ thành lập văn phòng đại diện phải đầy đủ các giấy tờ sau:

– Thông báo lập văn phòng đại diện;

– Bản sao quyết định thành lập, và bản sao biên bản họp về việc thành văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Trình tự thủ tục thành lập

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể: Phòng Đăng ký kinh doanh -Sở Kế hoạch và Đầu tư sở tại cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Nếu có thay đổi trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trên đây là bài tư vấn về vấn đề văn phòng đại diện là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thành lập doanh nghiệp quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488