Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không?

by Hồng Hà Nguyễn

Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không? Cùng Luật Đại Nam theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không?

Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Văn phòng Thừa phát lại có thể được tổ chức theo loại hình công ty TNHH không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về văn phòng Thừa phát lại như sau:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Vì vậy, văn phòng Thừa phát lại thành lập không được tổ chức theo loại hình công ty TNHH mà chỉ có thể tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh theo quy định trên.

>> Xem thêm: Điều lệ công ty có được quy định về nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên hay không?

Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:

(1) Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

(2) Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.

– Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

(3) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

(4) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488