Trong nhiều trường hợp khác nhau, các bên có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến bị phạt vi phạm theo quy định hay làm chất dứt hợp đồng. Vậy vi phạm hợp đồng dân sự là gì? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thêm vi phạm hợp đồng dân sự qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
Vi phạm hợp đồng là gì?
Căn cứ quy định Bộ luật Dân sự 2015, vi phạm hợp đồng được hiểu là những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Nghĩa vụ được phát sinh từ hợp đồng căn cứ vào thỏa thuận của các bên hoặc từ quy định của pháp luật.
Việc vi phạm hợp đồng sẽ dẫn đến hậu quả như phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại do vi phạm,…
Các trường hợp vi phạm hợp đồng
Sau đây là một số trường hợp được xác định là vi phạm hợp đồng:
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật: Không báo trước thời hạn theo quy định, chấm dứt hợp đồng không đúng lý do.
– Nội dung hợp đồng giao kết không phù hợp với quy định pháp luật;
– Các bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hay không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng;
– Nội dung hợp đồng được ký không đảm bảo sự tự nguyện, có dấu hiệu ép buộc, lừa dối,…
Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng
Thương lượng, hòa giải
Đây là biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng phổ biến, là bước đầu tiên các bên thực hiện khi xảy ra vi phạm hợp đồng. Đây là cách giải quyết nhẹ nhàng nhất mà các bên có thể thực hiện. Các bên sẽ chủ động gặp gỡ để đưa ra hướng giải quyết chung. Tuy nhiên nhiều trường hợp cũng phải có xuất hiện của bên thứ 3 như hòa giải viên hay Tòa án để thực hiện.
Gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân hoặc Trọng tài thương mại
Trong trường hợp có vi phạm hợp đồng mà các bên không hòa giải, thương lượng được với nhau thì việc lựa chọn Tòa án hay Trọng tài thương mại được ưu tiên sử dụng. Những cơ quan này sẽ là người đứng giữa xem xét, phân xử đúng sai giữa các bên.
Chấm dứt hợp đồng
Đây cũng là một biện pháp giải quyết khi có vi phạm hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, khi có vi phạm hợp đồng thì đây chính là căn cứ để chấm dứt hợp đồng, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng
Theo Điều 418 Bộ Luật Dân sự 2015, đây là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
– Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
– Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm