Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?

by Lê Quỳnh

Vốn pháp định và vốn điều lệ đều có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, vốn pháp định và vốn điều lệ là các vấn đề doanh nghiệp cần phải xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng ngay từ thời điểm thành lập. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ về hai câu hỏi: Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp cần phải đáp ứng để thành lập công ty. Vốn pháp định không áp dụng với tất cả doanh nghiệp mà chỉ được áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định như kinh doanh bất động sản, bảo lãnh chứng khoán,….

Vốn pháp định sẽ do cơ quan có thẩm quyền ấn định và có sự khác nhau dựa theo lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?

Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?

Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ vào khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ là yếu tố bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký kinh thành lập. Và hiện nay pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp.

Đặc điểm của vốn pháp định và vốn điều lệ

Đặc điểm của vốn pháp định

Vốn pháp định sẽ bao gồm các đặc điểm sau:

Về phạm vi áp dụng: vốn pháp định chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định.

Về đối tượng áp dụng: vốn pháp định được áp dụng cho các chủ thể kinh doanh.

Ý nghĩa pháp lý: vốn pháp định giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng tài chính khi gặp vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giảm thiếu tối đa rủi ro không đáng có sẽ xảy ra.

Về thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ sẽ có một số đặc điểm như sau:

Vốn điều lệ là vốn do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định của pháp luật hiện hành các thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ, đúng loại tài sản như đã cam kết hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Trong trường hợp nếu như công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập trước ngày 01//7/2015 thời hạn thực hiện góp vốn sẽ được Điều lệ công ty quy định.

Vốn điều lệ hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau.

Căn cứ vào Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn có thể bao gồm là các loại tài sản sau: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Vốn pháp định có phải vốn điều lệ hay không?

Như vậy, vốn pháp định không phải vốn điều lệ, hai phần vốn này khác nhau hoàn toàn bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, vốn pháp định chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh còn vốn điều lệ thì không.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn thành lập, vốn pháp định sẽ được xác định dựa theo ngành nghề. Trong khi vốn điều lệ là yếu tố bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành đăng ký thành lập.

Ví dụ: Theo nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán thì một số ngành nghề sau đây muốn thành lập và hoạt động cần đảm bảo số vốn pháp định như sau:

  • Ngành kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ.
  • Ngành kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng là 6 tỷ.
  • Hoạt động thông tin tín dụng là 30 tỷ.
  • Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển là 50 tỷ.
  • Ngành nghề bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng.

Thứ hai, vốn pháp định là một trong những biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình đủ khả năng cũng như tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực đăng ký. Đủ năng lực để có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng khi khách hàng tham gia giao dịch với doanh nghiệp của mình.

Còn vốn điều lệ là một thủ tục cần thiết phải thực hiện đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn điều lệ không bị giới hạn số lượng như vốn pháp định.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488