Đóng bảo hiểm không liên tục có hưởng thai sản không

by Trần Giang

Chế độ thai sản là một trong những chế độ cơ bản nhất của bảo hiểm xã hội bắt buộc và cũng là mối quan tâm lớn nhất của đông đảo người lao động. Nhiều người lao động mong muốn, khi sinh con sẽ có một khoản tiền để trang trải những chi phí khi nghỉ làm chăm con. Một trong những câu hỏi thường gặp mà người lao động đặt ra là đóng bảo hiểm không liên tục có hưởng thai sản không? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Đóng bảo hiểm không liên tục có hưởng thai sản không

Đóng bảo hiểm không liên tục có hưởng thai sản không

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội khi hưởng chế độ thai sản

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, để hưởng chế độ thai sản người lao động phải thỏa mãn điều kiện về đối tượng về thời gian tham gia BHXH và cách đóng BHXH liên tục hay không.

Đóng bảo hiểm không liên tục có hưởng thai sản không?

Khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con như sau: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Ngoài ra, pháp luật không có quy định nào khác yêu cầu người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội liên tục mới được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng, chỉ cần đáp ứng điều kiện là trong vòng 12 tháng trước khi sinh con tham gia được ít nhất 06 tháng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ:

Chị A vào làm việc tại công ty X và đóng bảo hiểm xã hội từ 05/2022.

Tháng 10/2022, chị A xin nghỉ việc tại công ty X và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Tháng 12/2022, chị A vào làm tại công ty Y, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Tháng 03/2023, chị A nghỉ sinh con.

Theo đó, Chị A có 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn (tháng 10 -11/2022) nhưng Chị A vẫn được hưởng chế độ thai sản. Bời vì Chị A đã đóng bảo hiểm 09 tháng (cộng dồn từ tháng 05 – 10/2022 và từ tháng 12/2022 – 03/2023) trong vòng 12 tháng trước khi sinh con nên Chị A vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Các chế độ thai sản khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội sinh con

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, khi sinh con lao động nữ được hưởng các quyền lợi thuộc chế độ thai sản như sau:

1. Nghỉ 06 tháng 

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con tối đa không quá 02 tháng.

2. Nhận tiền thai sản

– Trong 06 tháng nghỉ sinh, lao động nữ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

– Lao động nữ còn được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con với mức hưởng cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Mức lương cơ sở được điều chỉnh tùy vào chính sách của Chính phủ. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

3. Nghỉ dưỡng sức sau sinh

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày làm việc (với sinh thường) và 07 ngày làm việc (với sinh mổ).

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được nhận 30% mức lương cơ sở/ngày.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về vấn đề nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản không. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488