Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?

by Nguyễn Thị Giang

Khi đã nghỉ hưu, nhiều người vẫn đủ sức khỏe để làm việc. Do đó, có những trường hợp người đã nghỉ hưu tiếp tục tham gia làm việc trong một công việc khác. Vậy, trong trường hợp người về hưu đi làm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không? Vậy người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế tncn được quy định như thế nào. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không? để bạn tham khảo.

Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?

Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế

Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN 

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này nêu rõ:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được xác định như sau:

– Lao động nữ:

  • Nghỉ hưu năm 2021: Đủ 55 tuổi 04 tháng.
  • Nghỉ hưu sau năm 2021, cứ mỗi năm tăng 04 tháng đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

– Lao động nam:

  • Nghỉ hưu năm 2021: Đủ 60 tuổi 03 tháng.
  • Nghỉ hưu sau năm 2021, cứ mỗi năm tăng 03 tháng đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?

Như vậy; dựa theo phân tích trên để trả lời câu hỏi người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không? thì thứ nhất xác định rằng tiền lương là 1 khoản thu nhập chịu thuế; tiếp theo người nghỉ hưu rồi tiếp tục đi làm mà phát sinh thu nhập từ tiền lương; tiền công hay 1 số khoản trợ cấp; phụ cấp thì vẫn phải nộp thuế TNCN như bình thường.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. (Trong đó; thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ; thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản miễn thuế (như: tiền ăn trưa; tiền hỗ trợ đi lại;…)

Tùy vào hợp đồng lao động mà cách tính thuế TNCN sẽ có sự khác nhau:

* Nếu ký kết hợp đồng lao động với người nghỉ hưu từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo biểu lũy tiền từng phần sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7  Trên 960 Trên 80 35

* Nếu ký hợp đồng dưới 3 tháng; giao khoán thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân; (căn cứ Điều 25 Thông tư 113/2013/TT-BTC).

Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không?

Theo quy định, người nghỉ hưu rồi tiếp tục đi làm mà phát sinh thu nhập từ tiền lương; tiền công hay 1 số khoản trợ cấp; phụ cấp thì vẫn phải nộp thuế TNCN.

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế, gồm:

Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp.

Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

Các khoản lợi ích khác. Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…

Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán. Trừ các một số khoản thưởng.

Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

Với quy định này có thể thấy, hầu hết những người làm việc theo hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lại nêu:

Người hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tức là, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong trường hợp này không phải đóng BHXH bắt buộc. Do đó, người đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Người nghỉ hưu đi làm có phải nộp thuế TNCN không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488