Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Những điều cần biết về thuế môn bài chi nhánh theo quy định để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Luật Quản lý thuế
Nộp thuế môn bài chi nhánh phụ thuộc được quy định cụ thể tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài; Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài của Bộ tài chính. Theo đó, đối tượng phải đóng thuế môn bài gồm có:
- Doanh nghiệp khi thành lập hợp pháp;
Tổ chức, đơn vị sự nghiệp được lập hợp pháp, các tổ chức kinh tế, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Những điều cần biết về thuế môn bài chi nhánh
Được lập hợp pháp và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành.
Tại khoản 1.3 Mục I Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định về các tổ chức kinh tế phải nộp thuế môn bài như sau:
Mức thuế môn bài
Các tổ chức kinh tế bao gồm:
– Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;
– Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);
– Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)… hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số);
Các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:
Đơn vị: đồng
BẬC THUẾ MÔN BÀI | VỐN ĐĂNG KÝ | MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ | 3.000.000 |
Bậc 2 | Từ 5 tỷ đến 10 tỷ | 2.000.000 |
Bậc 3 | Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ | 1.500.000 |
Bậc 4 | Dưới 2 tỷ | 1.000.000 |
Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Đối với Doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ.
- Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là vốn đầu tư.
- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.
Trong trường hợp vốn đăng ký của doanh nghiệp được ghi trong Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư bằng ngoại tệ thì vốn quy đổi sẽ được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua và bán thực tế dựa trên bình quân thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được công bố tại thời điểm tính thuế bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đối với mức thuế môn bài, căn cứ xác định mức thuế là vốn đăng ký của năm trước năm tính thuế. Ví dụ: Công ty B có vốn đăng ký năm 2006 là 3 tỷ đồng thì mức thuế Môn bài năm 2007 sẽ được xác định dựa vào vốn đăng ký 3 tỷ đồng và mức thuế môn bài phải nộp năm 2007 là 1.500.000 đồng/năm. Nếu trong năm 2007 có điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn đăng ký thì mức thuế Môn bài năm 2007 vẫn được tính theo vốn đã đăng ký vào năm 2006. Vốn đăng ký mới tính đến cuối năm 2007 là căn cứ để cơ quan thuế phân bậc môn bài năm 2008.
Mỗi khi có thay đổi về tăng hoặc giảm vốn đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để xác định mức thuế Môn bài của năm sau đó. Nếu không kê khai đầy đủ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế Môn bài phải nộp.
Với thông tin mà anh cung cấp, chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại Bắc Ninh có mở thêm một cơ sở kinh doanh trên cùng địa bàn thành phố Bắc Ninh. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hiệu, cửa hàng thuộc công ty hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, được cung cấp mã số thuế loại 13 số, có đăng ký nộp thuế.
Thủ tục nộp thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cần làm thủ tục nộp thuế môn bài chi nhánh phụ thuộc tại chi cục thuế. Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai thuế môn bài trực tiếp tại chi cục thuế nơi có chi nhánh, sau đó đến Chi nhánh ngân hàng được ủy nhiệm gần nhất để nộp phí môn bài.
Nếu có chữ ký số, doanh nghiệp có thể nộp tờ khai thuế môn bài qua mạng và chuyển khoản lệ phí môn bài vào Ngân hàng nhà nước. Việc nộp thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc qua mạng rất thuận tiện cho doanh nghiệp có nhu cầu nộp thuế môn bài cho chi nhánh khác tỉnh. Hiện nay, tùy thuộc vào các quận huyện, có thể yêu cầu bắt buộc nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng.
Hạn múc nộp thuế môn bài chi nhánh phụ thuộc
Thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc thuộc Bậc thuế 3 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì hạn mức đóng là 1.000.000VND/1 năm.
Doanh nghiệp cần lưu ý thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh sẽ ảnh hưởng đến mức thuế cần đóng. Cụ thể, thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc được thành lập trước ngày 1/7 là 1.000.000VND. Thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc được thành lập từ ngày 1/7 là 500.000VND.
Cách lập tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh
Cách lập tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh được quy định trong Phụ lục của Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính Phủ. Doanh nghiệp chuẩn bị 02 tờ khai lệ phí môn bài, điền đầy đủ các thông tin như: năm đóng lệ phí môn bài, đăng ký tờ khai lần đầu hay bổ sung, người nộp lệ phí, mã số thuế,… và đem tới nộp tại chi cục thuế.
Tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh phụ thuộc chỉ phải đóng 1 lần duy nhất. Đối với doanh nghiệp, nếu thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi các yếu tố khác dẫn tới thay đổi mức phí môn bài thì cần phải nộp lại tờ khai thuế môn bài theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH MỨC PHẠT NỘP CHẬM THUẾ MÔN BÀI
Theo thông tư 166/2013/TT-BTC thì tùy thuộc vào số ngày nộp chậm tờ khai lệ phí môn bài mà sẽ áp dụng hình thức xử phạt khác nhau. Trường hợp nộp chậm từ 01 – 05 ngày nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ chỉ bị cảnh cáo. Trường hợp nộp chậm từ 01 ngày đến 10 ngày sẽ phạt từ 400.000 VND đến 1.000.000 VND. Nộp chậm từ 10 ngày đến 90 ngày thì mức xử phạt từ 800.000 VND đến 5.000.000 VND.
Theo thông tư 130/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nộp chậm tiền lệ phí môn bài thì số tiền phạt được tính theo mức: Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0.03% x Số ngày nộp chậm.
. Mức thuế môn bài đối với chi nhánh phụ thuộc và tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh phụ thuộc được quy định chi tiết tại các văn bản pháp luật cùng với những hướng dẫn về cách lập tờ khai thuế môn bài cho chi nhánh được quy định chi tiết tại các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Những điều cần biết về thuế môn bài chi nhánh khi làm sổ đỏ theo quy định do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: