Người được hưởng chế độ thai sản được pháp luật quy định có thể về sớm 1 tiếng trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Vậy quy định trên cụ thể như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin về nội dung trên: Quy định chế độ thai sản về sớm 1 tiếng.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Bộ luật lao động năm 2019
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất 2022
Để được hưởng chế độ thai sản thì căn cứ Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc đóng bảo hiểm của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi như sau
– Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
– Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Quy định chế độ thai sản được về sớm 1 tiếng như thế nào?
Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực hiện nay đã quy định về chế độ thai sản được về sớm 1 tiếng tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019.
Cụ thể, bạn sẽ được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu bạn thuộc 1 trong 2 trường hợp:
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
Để được hưởng quyền lợi này, bạn còn phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Trước đây, theo Bộ luật lao động năm 2012, chế độ thai sản về sớm 1 tiếng chỉ áp dụng đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Người lao động được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng cần cung cấp cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận đang mang thai tháng thứ 7 của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Giấy tờ chứng minh đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Bản sao giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh) thể hiện ngày sinh của con.
- Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Như vậy, pháp luật quy định về chế độ bảo vệ thai sản nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ tại nơi làm việc, vừa có thể thực hiện tốt trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình. Để có thể về sớm trước 1 tiếng tại tháng thai kỳ thứ 7 trở đi, hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động cần có yêu cầu, thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động nơi đang làm việc.
Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Người lao động được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng cần cung cấp cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Như vậy, pháp luật quy định về chế độ bảo vệ thai sản nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ tại nơi làm việc, vừa có thể thực hiện tốt trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình.
Để có thể về sớm trước 1 tiếng khi mang thai, người lao động cần có yêu cầu, thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động nơi đang làm việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định chế độ thai sản về sớm 1 tiếng. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Công văn hướng dẫn giải quyết nghỉ thai sản trùng hè
- Thời gian nghỉ thai sản công ty có phải trả lương không?
- Vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?