Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

by Lê Quỳnh

Khi quyết định của Tòa án tuyên một người là đã chết có hiệu lực là thời điểm các quyền về nhân thân và tài sản bắt đầu có sự chuyển biến. Bởi, khi một cá nhân bị tuyên bố chết đồng nghĩa với việc năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự cũng chấm dứt theo. Vậy, ngoài những hậu quả pháp lý nêu trên, khi một người bị tuyên là đã chết còn được pháp luật quy định như thế nào? Tài sản của họ sẽ được pháp luật xử lý ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào? sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.

Các trường hợp một người bị Tòa án tuyên là đã chết

Pháp luật đã quy định rõ ràng về các trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực mà người này vẫn không có tin tức xác thực ràng họ còn sống.

Đối với trường hợp này, việc tạm dừng năng lực chủ thể của cá nhân sẽ được giải quyết theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó. Khi đó, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố một người là đã chết mà không đòi hỏi thêm thủ tục thông báo nào.

– Biệt tích trong chiến tranh 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

Cụm từ ngày chiến tranh kết thúc có thể được hiểu ở nhiều nghĩa khác nhau như: ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh hoặc ngày ký hiệp định đình chiến,…. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của cuộc chiến tranh người mất tíc tham gia hoặc theo Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

– Bị tại nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các tai nạn, thảm họa có thể xảy ra ở đây là: động đất, núi lửa, sóng thần hoặc tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt,…

– Biệt tích 05 năm liền trở lên mà vẫn không có tin tức xác thực là con sống; thời hạn này được xác định và tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

Khi một người bị Tòa án tuyên là đã chết đồng nghĩa với việc những quan hệ xung quanh và chính người này phải chịu những hậu quả pháp lý có liên quan. Theo đó tại Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên là đã chết cũng sẽ được giải quyết như đối với người đã chết.

Vậy tài sản của người bị tuyên là đã chết sẽ được xử lý như thế nào? Luật Đại Nam xin giải đáp rằng: tài sản của người bị tuyên là đã chết sẽ được giải quyết và xử lý theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nghĩa là, tài sản có thể được chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

– Chia thừa kế theo di chúc: Trong trường hợp trước khi mất tích, người này có để lại di chúc để phân định tài sản của mình thì những người có tên trong di chúc có thể được phân chia di sản theo di chúc.

– Chia thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp… thì người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết có thể chia di sản theo pháp luật. Khi đó, những người ở cùng hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản bằng nhau.

Như vậy, có thể hiểu rằng tài sản của người bị Toà án tuyên bố đã chết sẽ được chia như khi người này đã chết, là chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488