Quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?

by Trần Giang

Tài sản chung của vợ chồng không còn là khái niệm xa lạ với mọi người. Tuy nhiên để hiểu một cách rõ ràng về khái niệm này thì chắc hẳn chưa hẳn mọi người đã hiểu được hết. Vậy, pháp luật quy định thế nào về nội dung này? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về nội dung Quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?

quy-dinh-nhu-the-nao-ve-tai-san-chung-cua-vo-chong.jpg

Quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN & GĐ 2014) quy định

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Bên cạnh đó, Điều 9,10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về thu nhập hợp pháp của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định.

“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Vợ, chồng chia tài sản chung thế nào khi ly hôn?

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất khi ly hôn là việc phân chia tài sản chung vợ, chồng. Bởi theo phân tích nêu trên, tài sản chung vợ, chồng là tài sản của cả hai vợ, chồng. Đồng thời, cả hai người cùng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng.

Do đó, khi vợ, chồng ly hôn mà có tranh chấp về tài sản chung vợ, chồng thì Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu nguyên tắc phân chia như sau:

Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai vợ, chồng. Nếu hai vợ, chồng thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung thì thực hiện theo thỏa thuận này.

Nếu không thỏa thuận được thì sẽ chia theo nguyên tắc “chia đôi”. Tuy nhiên, không có nghĩa trong mọi trường hợp, vợ, chồng sẽ được phần tài sản bằng nhau mà Tòa án sẽ còn căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi vợ, chồng ly hôn… của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Người nào có hoàn cảnh khó khăn hơn có thể được chia nhiều hơn để duy trì, ổn định cuộc sống.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Việc đóng góp của vợ, chồng có thể bằng trực tiếp hoặc gián tiếp (vợ/chồng ở nhà nội trợ cũng được coi là lao động có thu nhập). Nếu người nào đóng góp nhiều hơn thì có thể được chia nhiều hơn.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Ví dụ tài sản chung là công cụ, phương tiện để một bên lao động tạo ra thu nhập thì khi chia tài sản có thể ưu tiên được chia tài sản này và người còn lại phải thanh toán số tiền tương ứng với phần còn lại.

Việc phân chia này nhằm đảm bảo không gián đoạn cũng như không gây ảnh hưởng quá lớn đến việc lao động tạo ra thu nhập của người này.

  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Những lỗi này là lỗi trực tiếp dẫn đến vợ, chồng ly hôn như ngoại tình, bạo lực gia đình… khiến cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được nữa…

Lưu ý: Việc chia tài sản chung phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc cần câu trả lời, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488