Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn

by Trần Giang

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Đối với các trường hợp làm chế độ ốm đau muộn thì cần làm thủ tục gì và Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn được lập như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn

Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn

TÊN CÔNG TY

Số: …./…../CV-….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……,ngày …..tháng …. năm …..

      CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v giải trình làm chế độ ốm đau muộn)

      Kính gửi: Cơ quan bảo hiểm xã hội ………

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

Căn cứ Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số: 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017;

Căn cứ thông báo số: 17025/2021/02409/TB;

Tên doanh nghiệp:

Mã số doanh nghiệp:

Trụ sở chính:

Điện thoại liên hệ:

Công ty ……………………………….. xin giải trình về việc làm chế độ ốm đau muộn cho người lao động như sau:

Theo quy định, doanh nghiệp sẽ phải lập hồ sơ danh sách hưởng chế độ ốm đau cho công nhân viên gửi lên cơ quan bảo hiểm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Tuy nhiên, do quá trình làm hồ sơ bị sai ngày hưởng BHXH, dẫn đến công ty nộp bảo hiểm muộn

Doanh nghiệp xin cam đoan về nội dung trên là đúng sự thật. Nếu sai doanh nghiệp xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Kính mong Quý cơ quan xem xét tạo điều kiện để ………………………………….. được nộp bổ sung đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.

 

TÊN CÔNG TY

Tải mẫu công văn giải trình làm ốm đau muộn tại đây

Hướng dẫn điền mẫu công văn giải trình làm ốm đau muộn

Công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn như trên sẽ do đơn vị sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty có trụ sở.

Cách điền mẫu công văn giải trình làm ốm đau muộn như sau:

  • Góc trên cùng, bên trái của danh sách ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mã số công văn.
  • Góc trên cùng, bên phải ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn.
  • Phần kính gửi, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận công văn là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở.
  • Phần căn cứ: Ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ ốm đau còn hiệu lực tại thời điểm giải quyết chế độ, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Quyết định 595/QĐ-BHXH; Và các căn cứ khác.
  • Phần thông tin đơn vị: Điền đúng, chính xác thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ.
  • Về hạn cuối nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo đúng quy định pháp luật: đơn vị ghi ngày, tháng, năm sau 55 kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm.
  • Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm chế độ ốm đau muộn: nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
  • Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị và quản lý nhân sự ký và ghi rõ họ tên.

Làm chế độ ốm đau muộn như thế nào?

Theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

  1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 116 Luật này trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102 thì phải giải trình bằng văn bản.

Như vậy, trường hợp NLĐ nộp trễ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau hơn 9 tháng thì vẫn có thể được giải quyết chế độ nếu khi giải trình với cơ quan BHXH mà được chấp nhận.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về Mẫu công văn giải trình làm chế độ ốm đau muộn. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488