Hồi hương là gì? Thủ tục hồi hương như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Ngày nay, con người có thể tự do di chuyển, cư trú ở một hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau. Và khi một công dân định cư ở nước ngoài mà muốn trở về quê hương của mình để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, kinh doanh hoặc đầu tư tại quê hương thì họ phải có đầy đủ các điều kiện cũng như họ phải làm thủ tục – đó gọi là hồi hương. Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Hồi hương là gì? Thủ tục hồi hương như thế nào?

Hồi hương là gì? Thủ tục hồi hương như thế nào?

Hồi hương là gì? Thủ tục hồi hương như thế nào?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Cư trú 2021 do Quốc Hội ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
  • Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/05/2021 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2021.

Hồi hương là gì?

Hồi hương là việc một công dân Việt Nam đã định cư và được nhập quốc tịch nước ngoài, nay mong muốn trở lại quốc tịch Việt Nam để tiếp tục sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.

Để trở lại quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục hồi hương và đáp ứng những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định.

Đặc biệt, thủ tục hồi hương cho phép Việt Kiều được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ được quốc tịch nước ngoài hiện tại của mình. Điều đó có nghĩa là, người thực hiện thủ tục hồi hương sẽ có hai quốc tịch, được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Do đó, thủ tục hồi hương còn được gọi là thủ tục đăng ký song tịch.

 Điều kiện xin hồi hương?

Việt Kiều được đăng ký hồi hương về Việt Nam khi thỏa mãn 02 điều kiện sau:

Thứ nhất: Có giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam và còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai: Có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam gồm nhà thuộc sở hữu của bản thân hoặc nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh.

 Trình tự thủ tục xin hồi hương

Trình tự thủ tục xin hồi hương về Việt Nam thực hiện theo 04 bước như sau:

 Bước 1:Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam theo Mục 5.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

 Bước 3:Nhận được kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về Việt Nam thường trú tại Cơ quan bạn đã nộp hồ sơ xin hồi hương.

 Bước 4: Thực hiện các thủ tục như: đăng ký thường trú, nhập hộ khẩu tại địa phương, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.

Hồ sơ xin hồi hương gồm những gì?

Để xin hồi hương bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

 Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú.

 Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp.

Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, gồm:

  • Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ).
  • Giấy Chứng minh nhân dân.
  • Hộ chiếu Việt Nam.
  • Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Giấy tờ khác (giấy xác nhận công dân) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

 Bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

  • Trường hợp Việt Kiều đã được sở hữu nhà tại Việt Nam thì nộp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua nhà ở…
  • Trường hợp Việt Kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì nộp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà; Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.

Thẩm quyền xin hồi hương

Việt Kiều có thể nộp hồ sơ xin hồi hương tại 02 cơ quan sau:

  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Việt Kiều có chỗ ở hợp pháp.
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Hồi hương là gì? Thủ tục hồi hương như thế nào? của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488