Hiện nay, nhà ở là những tài sản có giá trị vô cùng lớn của người dân do vậy các tranh chấp diễn ra khá phổ biến và không còn xa lạ trong nội bộ gia đình cũng như trong xã hội. Sau đây là hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở của chúng tôi. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quyền sở hữu nhà ở tranh chấp
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Luật Nhà ở 2014
Chủ sở hữu nhà ở được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định; Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức; hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; và các hình thức khác theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở; các đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Quyền sở hữu nhà ở tranh chấp xảy ra hiện nay
Tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở là dạng tranh chấp phổ biến và rất phức tạp trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Hiện nay, tồn tại các dạng tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở điển hình như:
- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sở hữu nhà ở (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, …)
Việc nhận diện tranh chấp về nhà ở là rất cần thiết, mang ý nghĩa xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong từng loại tranh chấp cụ thể.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Về đối tượng
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài.
Về hình thức
Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
– Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn; nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì thông qua hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản ( doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
– Đối với tổ chức; cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư; và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định nêu trên; thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
Điều 7 luật nhà ở 2014 quy định về các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Theo đó; người nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Để được sở hữu nhà tại Việt Nam người nước ngoài cần có giấy tờ chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở.
- Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất; nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi; miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao; cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
Thứ nhất tiến hành hòa giải
Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải. Theo đó, việc hòa giải đối với tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và giao dịch về quyền sở hữu nhà ở là không bắt buộc.
Thứ hai giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp các bên trực tiếp yêu cầu giải quyết tranh chấp thì:
- Tranh chấp về QSH, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức; cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc SH nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Giải quyết tranh chấp tại tòa
Đối với tranh chấp về QSH, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư thì giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Tại khoản 2, khoản 3 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất tranh chấp. Ngoài ra trong trường hợp khởi kiện có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đất tranh chấp.
- Khi nộp Đơn khởi kiện về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, người yêu cầu cần đính kèm những tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Ngoài ra, người yêu cầu cần lưu ý đến vấn đề nộp tiền Tạm ứng án phí để đáp ứng điều kiện Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, tránh trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 146, Điều 192 BLTTDS 2015.
- Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử như: mở phiên hòa giải, phiên họp, kiểm tra, giao nộp và tiếp cận công khai chứng cứ, … Trường hợp không hòa giải được thì tiến hành xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Tiếp theo là phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quyền sở hữu nhà ở tranh chấp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Cách tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online 2023
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở mới nhất
- Mẫu đơn đơn báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất