Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?

Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?

by Lê Vi

Ngày nay, nhu cầu ở Chung cư là một xu thế thiết yếu bởi vì tiện ích cũng như những thuận tiện mà nó mang lại cho người ở. Trên khắp các tỉnh thành các dự án xây chung cư vì vậy mà cũng mọc lên dày đặc. Vậy giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư được cấp như thế nào? Hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận gồm những gì? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?

Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?

Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014;
  • Luật Đất đai 2013.

Căn hộ chung cư là gì?

Căn hộ chung cư là các căn hộ nằm trong một tòa nhà chung cư.

Theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở 2014 thì:

  • Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
  • Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư là gì?

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư là nghĩa vụ được thực hiện thuộc về chủ đầu tư.

Trong trường hợp người mua (khách hàng của chủ đầu tư) muốn tự mình thực hiện thủ tục này, thì chủ đầu tư có trách nhiệm, nghĩa vụ giao toàn bộ hồ sơ  có liên quan, để người mua tự mình làm thủ tục.

Quy trình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư

Bước 1: Khi công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các giấy tờ sau đây:

  • Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, giấy phép xây dựng (nếu có).
  • Quyết định phê duyệt hoặc đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy chứng nhận, quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án (trừ trường hợp được nộp chậm hoặc miễn theo quy định của pháp luật).
  • Bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng, có kích thước các cạnh của từng căn hộ phù hợp với hiện trạng thiết kế và theo hợp đồng.
  • Danh sách các công trình, căn hộ xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ).
  • Phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ.
  •  Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

Bước 2: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà ở, đất và công trình đã xây dựng. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư.

Sau khi việc kiểm tra đã hoàn thành, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

  • Gửi thông báo kèm với sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai. Để họ làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua. Theo các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Gửi thông báo kết quả kiểm tra cho chủ đầu tư dự án.

Công khai kết quả kiểm tra lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cấp đất.

Bước 3: Chủ đầu tư nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư tại Sở Tài nguyên môi trường.

Hồ sơ gồm những tài liệu sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có xác nhận của chủ đầu tư.
  • Đơn đăng ký tài sản, đất đai gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Biên bản bàn giao đất, nhà ở, công trình xây dựng.
  • Bản sao có công chứng các loại giấy tờ của người mua: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán công trình xây dựng, nhà ở (Bản gốc nếu có) . Kèm với hóa đơn giá trị gia tăng (Bản gốc theo phần đã thanh toán) hoặc văn bản xác nhận  hoàn thành nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư (Bản gốc).
  • Sơ đồ kỹ thuật nhà đất sau khi đã kiểm tra của Sở TNMT/giấy hoàn công nhà (nếu có).
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Tờ khai về lệ phí trước bạ.

Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai khi nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Gửi đến cơ quan thuế về số liệu địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
  • Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ mà chủ đầu tư đã nộp.
  • Thực hiện xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chung cư. Kèm theo giấy chứng nhận nhà đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký.
  • Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính (nếu có).
  • Yêu cầu chủ đầu tư nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho chủ đầu tư.

Thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không quá 15 ngày.

Các loại phí, lệ phí, thuế phải nộp

  • Thuế thu nhập cá nhân của chủ đầu tư.
  • Lệ phí trước bạ.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở chung cư, quyền sở hữu đất hoặc tài sản gắn liền với đất.

Mức xử phạt hành chính nếu chậm đăng ký biến động

Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Điều 12. Không đăng ký sở hữu đất đai

  • Phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký sở hữu đất đai lần đầu.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai. Mà chủ đầu tư không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.

Nghị định 129/2013/NĐ – CP theo quy định Điều 7:

  • 400.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá  1 đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1).
  • Phạt cảnh cáo khi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
  • 1.200.000 đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá  20 ngày đến 30 ngày theo thời hạn quy định.
  • 800.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ trên 10 ngày đến 20 ngày theo quy định của pháp luật.

1.600.000  đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 30 ngày đến 40 ngày.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quyền sở hữu nhà ở chung cư như thế nào?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488