Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được không?

by Nguyễn Thị Giang

Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài; đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phải là vốn chủ sở hữu; trong đó không bao gồm vốn góp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nếu sử dụng vốn góp tăng thêm để đầu tư ra nước ngoài; thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này trước; sau đó thực hiện thủ tục tăng vốn và góp đủ vốn điều lệ tại Việt Nam trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được không?

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được không?

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được không?

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết WTO
  • Luật đầu tư năm 2014
  • Luật doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:

  • Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
  •  Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  •  Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:

  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Quy định doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài

Tại Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 có quy định như sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Tại Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

  • Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
  • Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Mua toàn bộ doanh nghiệp khác; Mua công trái, trái phiếu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định thì những trường hợp mà góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân được xem là một trong những hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì không phải cứ thực hiện ký hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh với một bên khác thì được xem như là hình thức góp vốn ra ngoài doanh nghiệp.

Theo quy định thì đối với Việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc do pháp luật đề ra cụ thể là doanh nghiệp không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), doanh nghiệp không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những Doanh nghiệp đã góp vốn và đã đầu tư vào các lĩnh vực quy định nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài được không?? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488