Đất là tài sản chung của quốc gia, thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý. Đất có nhiều loại khác nhau và tùy từng mục đích sử dụng của đất mà pháp luật có những quy định chính sách phát triển khác nhau. Trong đó, đất rừng giữ vị trí quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, phòng chống thiên tai, bão lũ. Vậy quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng như thế nào? Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật lâm nghiệp năm 2017
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 83/2020/NĐ-CP
Đất rừng được quy định như thế nào?
Đất rừng là khái niệm quen thuộc với tất cả chúng ta, bởi không khó để nhìn thấy trong thực tế. Đất rừng là loại đất chiếm 3/4 diện tích đất của cả nước và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, môi trường. Do đó, pháp luật nước ta có chính sách bảo vệ đất rừng để bảo vệ cuộc sống của người dân.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng, được phân thành đất nông nghiệp.
Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác
Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Có dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp phí trồng rừng thay thế.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, để chuyển mục đích sử dụng đất rừng, phải tuân thủ bốn điều kiện nêu trên. Và pháp luật cũng quy định không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác trừ các dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; các dự án cấp bách khác được Chính phủ phê duyệt.
Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng theo quy định của pháp luật
Căn cứ Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Quốc hội
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Lâm nghiệp.
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chống gió, cát bay, rừng phòng hộ chống sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên
Thẩm quyền của Chính phủ
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Thủ tướng Chính phủ:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Lâm nghiệp.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chống gió, cát bay, rừng phòng hộ chống sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ.
Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, rừng phòng hộ cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng. lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật có nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang các loại đất khác như đã nêu ở trên.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Quy định về thu hồi đất rừng phòng hộ mới nhất 2023
-
Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất theo quy định của pháp luật