Hợp đồng sửa chữa nhà ở là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo về mặt pháp lý và tránh các phát sinh, rủi ro không đáng có trong quá trình thi công, sửa chữa nhà ở giữa bên thi công và chủ đầu tư. Hãy cùng chúng tôi tham khảo mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở này ngay bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật dân sự 2015
- Căn cứ quy định pháp luật có liên quan
Hợp đồng sửa chữa nhà ở là gì?
Là một loại hợp đồng dân sự, do đó Hợp đồng sửa chữa nhà ở cũng mang bản chất của hợp đồng này. Theo đó, Hợp đồng sửa chữa nhà ở là sự thỏa thuận của các bên về thực hiện công việc sửa chữa nhà ở. Trong đó, bên sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện những công việc nhất định theo thỏa thuận, sau đó nhận thù lao từ việc sửa chữa nhà ở do bên có nhu cầu sửa chữa nhà ở trả.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định mẫu chung của Hợp đồng sửa chữa nhà ở, các bên có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo hợp đồng nhưng cần đảm bảo có các nội dung sau:
– Thông tin của các bên ký hợp đồng;
– Nội dung công việc cụ thể;
– Thời gian thực hiện;
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật;
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Hiệu lực hợp đồng…
Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu là gì?
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở
Nội dung của hợp đồng sửa chữa nhà ở
Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở mới nhất sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Thông tin của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Nội dung hợp đồng.
– Thời gian thực hiện việc sửa chữa nhà ở.
– Ngày khởi công thực hiện sửa chữa.
– Hình thức hợp đồng.
– Phương thức thanh toán hợp đồng.
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa.
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở.
– Tiến độ thực hiện.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng.
– Các sự kiện bất khả kháng.
– Hiệu lực hợp đồng.
Hướng dẫn soạn hợp đồng sửa chữa nhà ở
Hợp đồng sửa chữa nhà ở càng được quy định cụ thể, chi tiết bấy nhiêu thì càng thuận lợi cho việc thực hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan của các bên trong hợp đồng.
Các chủ thể có thể soạn thảo hợp đồng sửa chữa theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:
– Nêu rõ các thông tin bên chủ nhà, hay bên có nhu cầu sửa nhà ( Viết tắt bên A):
+ Họ và tên chủ nhà, người đại diện.
+ Địa chỉ thường trú.
+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
– Thông tin bên nhận sửa nhà ( Bên B):
+ Tên đơn vị, tên người đại diện nhận sửa nhà.
+ Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ.
+ Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.
+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.
+ Số tài khoản ngân hàng.
+ Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.
– Nội dung hợp đồng: bao gồm thực hiện công việc sửa chữa nhà tại địa chỉ nào, sửa chữa phần nào, đáp ứng yêu cầu gì, vì dụ như tường nhà, sàn nhà, nhà vệ sinh, cửa nhà,…
– Thời gian thực hiện hợp đồng trong bao lâu, từ ngày nào đến ngày nào.
+ Ngày bắt đầu thực hiện sửa chữa nhà là khi nào, đến ngày nào thì hoàn thành.
– Hình thức hợp đồng là hợp đồng sửa chữa nhà ở.
– Phương thức thanh toán là tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay 1 lần, mệnh giá là ngoại tệ hay VNĐ.
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa: cần được quy định cụ thể theo thỏa thuận như: vật tư, thiết bị để sửa chữa nhà.
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: sẽ được bên chủ nhà theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay 1 công đoạn nào đó trong sửa chữa.
Nhà ở được sửa chữa xong đảm bảo yêu cầu, được bảo hành trong thời gian như thế nào.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên ví dụ:
+ Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.
+ Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.
+ Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .….
+ Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.
+ Bên B đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận.
+ Bên B chịu các trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng hợp đồng.….
– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở:
+ Quy định khối lượng công việc cụ thể.
+ Nếu như bên A yêu cầu thêm bên B phải trả thêm chi phí như thế nào.
– Tiến độ thực hiện:
+ Quy định thời gian cụ thể thực hiện sửa chữa xong những phần nào.
+ Khi nào hoàn thiện công việc sửa chữa nhà ở.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ:
+ Khi cả hai bên đã thực hiện xong nghĩ vụ như thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Đơn phương chấm dứt hợp không khi nào.
+ Trách nhiệm bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Các sự kiện bất khả kháng ví dụ: động đất, bão lũ,… không tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.
– Hiệu lực hợp đồng ví dụ:
+ Từ ngày ký kết hợp đồng.
+ Nêu rõ ngày có hiệu lực.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?