Hợp đồng ủy quyền vay vốn ngân hàng

by Lê Nga

Vay vốn ngân hàng là nhu cầu phổ biến của người dân nhằm các mục đích khác nhau. Như đầu tư kinh doanh, giải quyết các công việc gấp… Người có nhu cầu vay vốn có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng theo hợp đồng ủy quyền. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài dưới dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005

Hợp đồng ủy quyền vay vốn ngân hàng là gì?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu Giấy uỷ quyền là văn bản. Được sử dụng để thực hiện uỷ quyền cho một cá nhân nào đó thay mình thực hiện một công việc

Đối với ủy quyền vay vốn ngân hàng, cần hiểu rõ bản chất của việc ủy quyền này là ủy quyền tài sản của mình cho người khác. Để người đó tiến hành sử dụng tài sản ủy quyền thực hiện vay vốn tại ngân hàng. Chứ không phải ủy quyền cho người khác làm thủ tục vay thay.

Ủy quyền có thể được thực hiện thông qua giấy tờ hoặc nói miệng nhưng để đảm bảo tính minh bạch và tránh phát sinh mâu thuẫn nên chọn ủy quyền bằng văn bản để được sự đảm bảo của pháp luật, phòng tránh tối đa rủi ro.

Sử dụng hợp đồng ủy quyền vay vốn ngân hàng trong trường hợp nào?

Khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, người đi vay phải đứng tên các tài sản thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp vay vốn là của người khác thì chủ sở hữu của tài sản đó cần viết Giấy ủy quyền cho người đi vay để vay vốn.

Giấy ủy quyền vay vốn thường được sử dụng trong các trường hợp:

– Tài sản do vợ, chồng cùng đứng tên, khi người chồng muốn vay vốn thì người vợ cần viết Giấy ủy quyền tài sản cho người chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục tài sản đó sẽ được ngân hàng chấp thuận.

– Tài sản đang được đứng tên bởi một người khác. Người đi vay muốn dùng tài sản đó để thế chấp thì cần nhận được sự ủy quyền từ chủ sở hữu tài sản.

– Cha mẹ ủy quyền cho con cái vay vốn, anh chị em ủy quyền giúp nhau vay vốn,…

Thủ tục uỷ quyền vay vốn ngân hàng bằng hình thức vay thế chấp ngân hàng:

Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản thế chấp là 02 người trở lên ( tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc đứng đồng sở hữu) thì người có nhu cầu vay vốn thế chấp ngân hàng cần phải có chữ ký thể hiện sự đồng ý của tất cả những người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng uỷ quyền. Sau khi có sự đồng ý của tất cả những người chủ sở hữu tài sản thì người được uỷ quyền cần phải mang Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền đi công chứng, chứng thực để có thể đi vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản thế chấp có nhiều chủ sở hữu như đã nêu trên mà trong đó có 01 chủ sở hữu tài sản thế chấp mất thì người vay vốn ngân hàng cần phải xác định được ai là người có quyền thừa kế tài sản đó để xác nhận vào Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền. Trong trường hợp chủ sở hữu đó chết đi và có di chúc để lại thì người vay vốn cần phải có được sự đồng ý và xác nhận của những người có quyền sở hữu theo di chúc. Nếu không có di chúc thì cần xác định người thừa kế theo hàng thừa kế phân chia theo pháp luật.

Sau khi hoàn tất quá trình là Giấy uỷ quyền vay vốn ngân hàng thì người vay vốn ngân hàng cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau nộp tại ngân hàng vay vốn để lập thành Hợp đồng vay vốn:

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo được dùng để thế chấp;

– Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực. Sử dụng bản sao công chứng của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (Đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng độc thân);

– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng;

– Giấy tờ chứng minh thu nhập;

– Giấy uỷ quyền vay vốn ngân hàng.

Lưu ý khi ủy quyền vay vốn ngân hàng

Hợp đồng ủy quyền và sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền có trách nhiệm trả thù lao cũng như thực hiện các thỏa thuận. Theo quy định của pháp luật (Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015). Hợp đồng cần có công chứng và được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi có ủy quyền, người vay có thể thực hiện vay vốn thế chấp như thông thường theo thủ tục. Đã quy định đối với từng sản phẩm vay của ngân hàng vay.

Mẫu hợp đồng ủy quyền vay vốn ngân hàng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488