Hợp đồng tương tự là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Hợp đồng tương tự là gì? Quy định về hợp đồng tương tự trong luật đấu thầu mới nhất năm 2023. Quy định về điều kiện áp dụng, việc áp dụng hợp đồng tương tự trong đấu thầu? Các tiêu chí đánh giá hợp đồng tương tự trong hồ sơ dự thầu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Hợp đồng tương tự là gì ?

Hợp đồng tương tự là gì ?

Hợp đồng tương tự là gì?

Hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần trong đó công việc thực hiện có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về quy mô công việc. “Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công việc trong hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc của gói thầu đang xét”. Yêu cầu về hợp đồng tương tự trong đấu thầu là một yêu cầu quan trọng và bắt buộc nhà thầu phải cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh tính đáp ứng.

Quy định về hợp đồng tương tự

Đối với đa số các gói thầu việc yêu cầu nhà thầu cung cấp hợp đồng tương tự để chứng minh kinh nghiệm đã thực hiện hợp đồng tương tự với gói thầu đang xét là bắt buộc (Trừ gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn), hiện nay việc đấu thầu đa số chuyển sang hình thức đấu thầu online, nhà thầu thực hiện kê khai năng lực hợp đồng tương tự và đính kèm tài liệu để chứng minh. Quy định hiện nay tại điểm đ) khoản 2 Điều 32 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT nêu rõ:

đ) Đối với hợp đồng tương tự, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin về hợp đồng kê khai trên webform và file tài liệu chứng minh các thông tin về hợp đồng đó thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT; Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác từ hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

Tài liệu chứng minh hợp đồng tương tự gồm những gì?

Có rất nhiều nhà thầu thắc mắc, trong các quy định, hướng dẫn liên quan đến hợp đồng tương tự đều chỉ nói nhà thầu thực hiện kê khai và đính kèm các hợp đồng, không nhắc tới các tài liệu khác gồm những gì. Tuy nhiên, khi chấm thầu bao giờ bên mời thầu cũng yêu cầu làm rõ bổ sung các tài liệu như nghiệm thu, thanh lý và hóa đơn giá trị gia tăng để chứng minh, vậy tại sao? Như chúng ta đã biết nếu chỉ kê khai và cung cấp hợp đồng, thì chưa thể chứng minh được là nhà thầu đó đã thực hiện hợp đồng hay chưa, vì có nhiều trường hợp:

  • Nhà thầu ký hợp đồng nhưng không thực hiện;
  • Nhà thầu ký hợp đồng nhưng thực hiện dở dang;
  • Nhà thầu cố tình ký “tạm” một vài hợp đồng để chứng minh và các hợp đồng này là hợp đồng giả, không có thực;
Do đó, để tránh rơi vào các trường hợp trên, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh hợp đồng tương tự gồm:
  • Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
  • Hóa đơn GTGT đã xuất cho hợp đồng
  • Trường hợp hợp đồng đang thực hiện thì cần có biên bản nghiệm thu (giai đoạn/hạng mục/giá trị-khối lượng) và hóa đơn xuất tương ứng với giá trị đã thực hiện.
  • Trường hợp vì một số lý do khách quan nào đó, có thể xin xác nhận của chủ đầu tư đối với phần khối lượng-giá trị công việc hoàn thành.

Quy định về số lượng và giá trị hợp đồng tương tự

Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng (thông thường 3 – 5 năm) trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):

(i) Số lượng hợp đồng là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V (N x V = X) hoặc

(ii) Số lượng hợp đồng ít hơn hoặc bằng N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V và tổng giá trị tất cả các hợp đồng ≥ X.

Trong đó:

+ Hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng.

+ Với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.

Đánh giá mức độ đáp ứng uy tín của nhà thầu

Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó trong vòng 3 năm trở lại:

+ Đạt nếu không có hợp đồng tương tự chậm tiến độ hoặc bỏ dở do lỗi của nhà thầu.

+ Chấp nhận được nếu có một hợp đồng tương tự chậm tiến độ hoặc bỏ dở do lỗi của nhà thầu nhưng lại có một hợp đồng tương tự khác được giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.

+ Không đạt nếu có hợp đồng tương tự chậm tiến độ hoặc bỏ dở do lỗi của nhà thầu và không có hợp đồng tương tự nào được giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng tương tự là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488