Chấp nhận giao kết hợp đồng là giai đoạn thứ hai của giao kết hợp đồng. Khi nhận được đề nghị, bên được đề nghị xem xét nội dung và trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng hoặc không. Chấp nhận một đề nghị hợp đồng không chỉ là sự đồng tình về mặt pháp lý, mà còn là sự hiểu biết về những lợi ích lâu dài mà mối quan hệ này có thể mang lại. Bài viết dưới đây xin gửi tới bạn đọc những nội dung chính liên quan tới vấn đề chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội Dung Chính
Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015:
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
=>Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên giao kết thể hiện ý chí, nguyện vọng với nhau, thông qua các nguyên tắc, trình tự theo quy định của pháp luật. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Cụ thể tại khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
– Do bên đề nghị ấn định;
– Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Ngoài ra, các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
– Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
– Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
– Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác
=>Việc trả lời giao kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời vì việc trả lời chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định và sau đó hết thời hạn thì có thể sẽ không thể thực hiện giao kết hợp đồng được nữa.
Nhiều trường hợp khách quan xảy ra dẫn đến lời chào không được gửi đến bên đề nghị, chính vì vậy các bên cần phải trao đổi với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau để hạn chế được một số nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh…
>>>>>Tìm hiểu thêm: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Im lặng có được xem là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng?
Căn cứ vào Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
- Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Như vậy, từ quy định trên thì sự im lặng của bên được đề nghị không được mặc nhiên coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;
+ Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
+ Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi;
+ Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;
+ Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng
Các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
– Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
– Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
– Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
– Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
– Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.
>>Xem thêm:
- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
- Hình thức giao kết hợp đồng
- Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
- Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn