Hợp đồng quyền chọn

by Hồng Hà Nguyễn

Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng gì và được pháp luật quy định về vấn đề đó như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này ngay sau bài viết dưới đây!

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự năm 2015
  • Luật Thương mại năm 2005
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn ( Option Contract) là loại công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá nhất định, vào một thời điểm xác định trước. Theo khoản 3 Điều 64 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thoả thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó.”

Đặc điểm

Khi hai lệnh mua và bán được khớp, bên bán và bên mua vẫn không có cơ hội biết mình đã mua quyền chọn mua, quyền chọn bán lô hàng này của ai. Hợp đồng quyền chọn (cũng như hợp đồng kì hạn) nên được định nghĩa là sự thống nhất ý chí giữa các bên giao kết hợp đồng.

Thứ nhất, về các chủ thể có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng, Luật thương mại năm 2005 và các nghị định hướng dẫn khác đã quy định các chủ thể có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn cũng giống như hợp đồng kì hạn, cụ thể bao gồm: khách hàng, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới, trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận của sở giao dịch hàng hoá.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng không phải là hàng hoá mà là quyền chọn mua, quyền chọn bán đối với hàng hoá.

Thứ ba, giá cả của hợp đồng quyền chọn không phải giá để trả cho lô hàng mà khách hàng muốn mua, mà là phí quyền chọn hay còn gọi là tiền mua quyền. Khoản tiền này do bên mua quyền đề nghị và bên bán quyền chấp nhân, không phải là giá hàng hoá được sở giao dịch hàng hoá công bố theo ngày.

Thứ tư, mục đích của hợp đồng quyền chọn là hạn chế rủi ro cho cả bên bán và bên mua.

>>Xem thêm: Hoá đơn bao nhiêu tiền thì phải làm hợp đồng

Phân loại

Phổ biến nhất hiện nay là dựa vào vị thế của người mua, có thể chia thành quyền chọn mua (CALL option) và quyền chọn bán (PUT option)

  • Quyền chọn mua (CALL Option): Người mua quyền chọn mua dự đoán về sự tăng  giá của tài sản cơ sở và sở hữu quyền bán với mức giá thực tế được quy định trong hợp đồng. Trong giao dịch quyền chọn, một vị thế được mở khi một hợp đồng hoặc các hợp đồng được mua từ người bán. Trong giao dịch, người bán được trả một khoản phí quyền chọn (Option Premium) để thực hiện nghĩa vụ tài sản cơ sở với giá thực tế.
  • Quyền chọn bán (PUT Option): Người mua quyền chọn bán dự đoán về sự giảm giá của tài sản cơ sở và sở hữu quyền bán với mức giá thực tế được quy định trong hợp đồng. Nếu giá tài sản cơ sở  giảm xuống dưới giá thực hiện trước hoặc khi hết hạn, người mua có thể chuyển nhượng tài sản cơ sở cho người bán để mua với giá thực hiện hoặc bán hợp đồng.

Ngoài ra, có các loại hợp đồng theo tài sản cơ sở như: quyền chọn hàng hoá; cổ phiếu; chỉ số cổ phiếu; lãi suất; tiền tệ.

>>Xem thêm: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

Quyền và nghĩa vụ của người tham gia

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Call option – Quyền chọn mua Put option – Quyền chọn bán
Người mua call option (holder) Người bán call option (writer) Người mua put option (holder) Người bán put option (writer)
Quyền Mua tài sản cơ sở Nhận phí quyền chọn Bán tài sản cơ sở Nhận phí quyền chọn
Nghĩa vụ Trả phí quyền chọn Bán tài sản cơ sở Trả phí quyền chọn Mua tài sản cơ sở

Mẫu hợp đồng

Luật Đại Nam mời Quý vị độc giả tham khảo mẫu hợp đồng dưới đây:

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng quyền chọn”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Mẫu hợp đồng mua bán con giống

Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quy định về hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488