Hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng thường được các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, do nhiều lý do khác nhau mà công ty, doanh nghiệp có mong muốn chấm dứt hợp đồng kinh tế. Để thực hiện đúng theo pháp luật thì khi chấm dứt hợp đồng kinh tế, công ty/doanh nghiệp cần gửi công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế cho bên còn lại. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế chuẩn, hãy tải xuống tại bài viết dưới đây của Luật Đại Nam nhé.
Nội Dung Chính
Căn cứ chấm dứt hợp đồng kinh tế
Trong thực tế, khi không còn nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế thì một bên thường chấm dứt hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên không thể tùy ý chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng kinh tế phải được thực hiện phù hợp với quy định pháp luật. Nếu chấm dứt hợp đồng kinh tế trái quy định có thể phải bồi thường và bị xử phạt. Vậy, được chấm dứt hợp đồng kinh tế khi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng kinh tế đã được hoàn thành;
– Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng kinh tế;
– Cá nhân giao kết hợp đồng kinh tế chết, pháp nhân giao kết hợp đồng kinh tế chấm dứt tồn tại mà hợp đồng kinh tế phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng kinh tế không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng kinh tế không còn;
– Hợp đồng kinh tế chấm dứt do thay đổi hoàn cảnh cơ bản (quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015);
– Trường hợp khác do pháp luật hiện hành quy định.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế là gì?
Việc chấm dứt hợp đồng kinh tế thì bên muốn chấm dứt thì phải lập công văn để gửi tới bên bên còn lại. Do đó, mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế là mẫu văn bản dùng khi một trong hai 2 bên có hợp tác kinh tế với nhau muốn chấm dứt hợp đồng thì cần tiến hành lập mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế gửi đến bên công ty còn lại. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế còn nhằm mục đích chấm dứt hợp đồng đúng luật.
Nội dung mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế
Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế cần đáp ứng được yêu cầu về hình thức và nội dung để thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như thiện chí của bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Do đó, công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế cần có những nội dung cần thiết để bên nhận công văn có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin. Nội dung của thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế cần có đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
– Về hình thức: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm và tên mẫu công văn thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế.
– Về nội dunng:
+ Thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số thuế, đại diện theo pháp luật, … của công ty nơi nhận thông chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Các căn cứ để viết thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Lý do viết thông báo chấm dứt đồng kinh tế.
+ Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng kinh tế mà hai bên cần giải quyết
+ Chữ ký và họ tên của người lập thông báo, có thể kèm theo con dấu của doanh nghiệp.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Hướng dẫn viết công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế
Để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như thiện chí khi chấm dứt hợp đồng kinh tế, công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế cần được viết một cách dễ hiểu, đầy đủ ý. Nếu bạn chưa biết viết công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé.
Công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế thông thường không thể thiếu các nội dung như:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ; số và ký hiệu, địa danh và ngày tháng năm lập,
– Thông tin của các bên trong hợp đồng kinh tế ,
– Lý do chấm dứt hợp đồng hợp đồng kinh tế trước thời hạn, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng,
– Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có);
– Thẩm quyền người ký chữ ký; họ tên người ký.
– Về nội dung mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số thuế, đại diện theo pháp luật, … của công ty nhận thông chấm dứt hợp đồng kinh tế
+ Các căn cứ để viết thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế như: Căn cứ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Lý do viết thông báo chấm dứt đồng kinh tế. Đây là phần rất quan trọng để đánh giá về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế của công ty có đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận mà hai bên đã kí kết trong hợp đồng kinh tế trước đó đã ký kết hay không.
+ Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng kinh tế mà hai bên cần giải quyết
+ Cuối cùng trong công văn thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế phải có chữ ký và họ tên của người lập thông báo, có thể kèm theo con dấu của doanh nghiệp.
Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: