Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà hàng, siêu thị hay đơn vị sản xuất, chế biến nguyên liệu thực phẩm. Đối tượng của hợp đồng là nguyên liệu thực phẩm dùng để chế biến món ăn có thể đã hoặc chưa qua sơ chế, gia công. Hợp đồng mua bán thực phẩm là căn cứ để thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính có liên quan cũng như là điều kiện để kiểm tra trong một số hoạt động cấp phép, thanh tra, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm.
Nội Dung Chính
Định nghĩa Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm
Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm là văn bản ghi nhận lại thỏa thuận của hai bên về việc một bên thực hiện cung cấp các chế phẩm, nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, rau củ theo yêu cầu đặt hàng của bên còn lại. Bên nhận hàng sau khi tiếp nhận có thể kiểm đếm, lập biên bản và tiến hành trách nhiệm thanh toán cho bên cung cấp
Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm dùng để làm gì
Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm dùng để làm căn cứ cho các bên trong quá trình hợp tác làm việc, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp và giúp các bên hạn chế những rủi ro, nhầm lẫn. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ như thuế, kê khai, xuất nhập khẩu nếu có.
Hợp đồng mua bán thực phẩm
Thuế trong Hợp đồng mua bán thực phẩm có những loại nào
Hợp đồng mua bán thực phẩm sẽ có những loại thuế sau đây:
- Thuế VAT (thuế Giá trị gia tăng 10%);
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phí thuế, lệ phí khác (liên quan tới các công đoạn như nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lệ phí cầu đường)
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Không có Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm bị phạt hành chính bao nhiêu
Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm là thành phần hồ sơ bắt buộc phải giải trình khi cơ sở kinh doanh đồ ăn, đồ uống bị thanh tra, kiểm tra.
Nếu không có Hợp đồng mua bán nguyên liệu thực phẩm thì mức phạt nhỏ nhất cũng đã là 5.000.000 đồng, còn mức phạt lớn hơn sẽ tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, quá trình vi phạm, số lượng vi phạm
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Ý nghĩa của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hạn chế các rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh giữa bên bán và bên mua
Điều này là đúng với tất cả các loại hợp đồng mua bán chứ không chỉ riêng mua bán thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa được mua bán là thực phẩm thì nó lại càng trở lên quan trọng và cần thiết.
Với mặt hàng mua bán là thực phẩm thì rủi ro nhiều hơn. Rủi ro vì chất lượng của thực phẩm nhiều khi khó kiểm soát. Đôi khi thực phẩm có thể bị hư hỏng, biến chất rất nhanh trước khi bên mua tiếp nhận. Rủi ro còn gắn với trách nhiệm về sự an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng…
Rủi ro cao cũng đồng nghĩa với khả năng xảy ra tranh chấp cao. Chính vì vậy, các bên khi mua bán thực phẩm với số lượng lớn nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán.
Hợp đồng mua bán thực phẩm là những điều khoản rõ ràng, quy định về quyền và nghĩa vụ các bên. Đây là văn bản rõ ràng, chính xác, làm căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu nó xảy ra trên thực tế.
Hợp đồng mua bán thực phẩm giúp chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
Việc truy xuất nguồn gốc sẽ thực hiện thông qua kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan của bên cung cấp. Điều này chứng minh được một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã nhập thực phẩm từ những đơn vị nào.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn chịu sự quản lý rất chặt chẽ của nhà nước. Khi các cơ quan chuyên ngành thanh tra, kiểm tra các cở sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chắc chắn sẽ kiểm tra hợp đồng mua bán thực phẩm, nguyên liệu đầu vào.
Lúc này, cơ sở sản xuất kinh doanh phải xuất trình được hợp đồng mua bán để chứng minh đã mua nguyên liệu, thực phẩm từ đâu? Dựa vào hợp đồng mua bán cơ sở cung cấp, cơ quan thanh tra, kiểm tra sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu, thực phẩm. Đánh giá được những đơn vị cung cấp có đảm bảo các điều kiện về ATTP theo quy định hay không.
Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không xuất trình được các giấy tờ này, rất có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Lỗi được xác định ở đây là do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Là điều kiện để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hợp đồng mua bán thực phẩm còn là điều kiện để cơ quan sản xuất, kinh doanh được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoại trừ một số trường hợp sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng mua bán thực phẩm“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: