Chế độ lương của giáo viên hợp đồng

by Thị Thảo Đào

Do tình trạng thiếu nhiều giáo viên nên hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên hợp đồng không chính thức (không phải viên chức), có giáo viên hợp đồng lâu năm nhưng được hưởng chế độ rất thấp. Trong bài viết hôm nay, xin được nêu những quyền lợi và chế độ lương của giáo viên hợp đồng chưa là viên chức.

Chế độ lương của giáo viên hợp đồng

Chế độ lương của giáo viên hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 161/2018/NĐ-CP
  • Công văn 5075/BNV-TCBC

Khái niệm

Người viết tạm gọi là giáo viên hợp đồng không chính thức, vì từ 01/7/2020 đến nay không còn khái niệm giáo viên biên chế, giáo viên vẫn phải hợp đồng xác định thời hạn từ 12-60 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt như: viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020; cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Có thể hiểu, giáo viên hợp đồng là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức, các trường học khi thiếu giáo viên chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng.

Đây cũng chính là yếu tố tạm thời nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế hay chính thức.

Như vậy, giáo viên hợp đồng không phải là viên chức. Do đó, việc tính lương hay phụ cấp cho giáo viên hợp đồng có sự khác biệt nhất định.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng là gì?

Các trường hợp được ký hợp đồng với giáo viên dưới 12 tháng

Tại điểm a khoản 3 điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định không được ký hợp đồng lao động với các đối tượng sau:

“Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các đối tượng sau:

  1. a) Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên….”

Đối với nhà trường là đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên. Theo Công văn 5075/BNV-TCBC năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP do Bộ Nội vụ ban hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục vẫn có thể ký hợp đồng lao động đối với giáo viên.

Việc ký kết hợp đồng lao động chỉ được xảy ra khi trường thiếu hụt giáo viên do nghỉ thai sản, thôi việc, nghỉ hưu,… dẫn đến không đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy thì đơn vị được ký hợp đồng lao động đối với giáo viên và thời hạn của hợp đồng dưới 12 tháng.

Có thể thấy, với những trường hợp nêu trên thì các trường công lập được ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng với giáo viên.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động ?

Quy định về lương của giáo viên hợp đồng

Giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng có chức năng giống nhau đều thực hiện công tác giảng dạy; sinh hoạt chuyên môn, chịu trách nhiệm giảng dạy đảm bảo chất lượng…nhưng chế độ lương khác nhau.

Do chỉ là giáo viên, không phải viên chức nên lương giáo viên được tính theo hợp đồng, thỏa thuận theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hiện hành.

Theo cách tính ở đây ta có thể thấy lương của giáo viên hợp đồng hiện nay là áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Bộ Luật lao động, không áp dụng mức lương theo quy định của cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 và mục 5 Công văn 5075/BNV-TCBC năm 2020 của Bộ Nội vụ mức lương được trả cho người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

>>>>>Tìm hiểu thêm: Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng

Giáo viên hợp đồng có được xét nâng bậc lương không?

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh được nâng bậc lương thường xuyên ngoài cán bộ, công chức, viên chức còn có:

– Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

– Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

– Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chế độ lương của giáo viên hợp đồng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488