Hiện nay, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề này để có thể lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu nhất. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ thông tin đến quý khách hàng về các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở và cách giải quyết tranh chấp. Xin mời quý khách hàng cùng theo dõi.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Nhà ở.
Thế nào là tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở?
Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng mua bán tài sản, do vậy nó cũng có các đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Như vậy, hợp đồng mua bán nhà ở là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở. Tranh chấp hợp đồng mua bán đất là việc các bên có xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, nghĩa vụ này trong hợp đồng mua bán nhà ở mà các bên đã ký kết.
>>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Các tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở thường gặp
Thực tế ghi nhận một số tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng nhà ở thường gặp như sau:
- Bên bán nhà chết trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhà;
- Bên bán nhà tăng giá bán nhà so với giá đã thỏa thuận trước đó;
- Chủ sở hữu nhà đã bán nhà và hoàn tất xong thủ tục với bên mua nhà nhưng người thuê nhà không chịu bàn giao cho bên mua;
- Người được ủy quyền không được ủy quyền hợp lệ để bán nhà;
- Bên bán và bên mua đơn phương hủy thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà;
- Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà và tự ý thay đổi thiết kế;
- Bên bán nhà không đảm bảo quyền sở hữu để bán, nhà thuộc sở hữu chung.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở chính là tranh chấp dân sự. Vì vậy, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp:
Thương lượng
Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn dề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Hơn nữa, thương lượng chỉ xảy ra trong nội bộ, không có sự tham gia của bên thứ ba. Do đó không cần lo lắng vấn đề bảo mật thông tin. Điều này cũng giúp các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí giải quyết. Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí, để thực hiện kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
Hoà giải
Tương tự như thương lượng, trong phương thức hòa giải các bên tự do thỏa thuận với nhau và có thể thực hiện thông qua một bên thứ ba (hòa giải viên) để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba có thể giúp đỡ, làm cán cân pháp lý để giúp đôi bên trong quan hệ tranh chấp tìm được tiếng nói chung. Đồng thời chi phí cho hoà giải cũng không quá cao như những phương thức khác. Tuy nhiên hoà giải cũng như thương lượng đều có cùng một nhược điểm, đó là phụ thuộc vào tính tự nguyện các bên.
Toà án
Toà án là cơ quan thường được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, trong trường hợp thương lượng không có hiệu quả. Khi này, đương sự có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền giải quyết, tiến hành nộp tạm ứng án phí. Toà án sau khi xem xét hồ sơ nếu đáp ứng được các điều kiện thì sẽ mở thủ tục để đưa ra xét xử. Toà án sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đảm bảo xét xử giải quyết đúng với quy định pháp luật. Bản án quyết định của Toà sẽ được cưỡng chế để thi hành. Tuy nhiên quá trình giải quyết tại Toà án tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tương đối linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật. Để áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài, các bên phải thỏa thuận trước về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).Tùy theo mức độ phức tạp và những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn mà các bên có thể chọn loại trọng tài giải quyết. Kết quả của phương thức trọng tài là phán quyết trọng tài, phán quyết này mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng của Luật Đại Nam
- Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
- Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
- Đại diện đàm phán tranh chấp
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
- Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: