Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

by Hồ Hoa

Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu là gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Chứng khoán 2019
  • Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
  • Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015

Trái phiếu là gì?

– Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

– Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

– Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.

– Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

(Khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)

Hợp đồng mua bán trái phiếu là gì?

Hợp đồng mua bán trái phiếu (Bond Purchase Agreement – BPA) là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý giữa công ty phát hành trái phiếu và người bảo lãnh phát hành thiết lập các điều khoản của việc bán trái phiếu. Các điều khoản của hợp đồng mua trái phiếu sẽ bao gồm các điều kiện bán, trong số những điều khác, chẳng hạn như giá bán, lãi suất trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, điều khoản mua lại trái phiếu, điều khoản quỹ dự phòng và các điều kiện mà theo đó thỏa thuận có thể bị hủy bỏ.

Thỏa thuận mua trái phiếu (BPA) bao gồm các điều kiện phải được đáp ứng trước khi người bảo lãnh phát hành mua trái phiếu và các điều kiện mà người bảo lãnh phát hành có thể rút lại.

Các điều khoản quy định trong hợp đồng mua trái phiếu có thể bao gồm giá, lãi suất, ngày đáo hạn, bất kỳ điều khoản mua lại nào và bất kỳ điều khoản có thể hủy bỏ nào khác.

Thông thường, tổ chức phát hành phải thông báo cho người bảo lãnh phát hành về bất kỳ thay đổi nào trong điều kiện tài chính của mình, và các thỏa thuận sẽ hạn chế các tài sản đang được sử dụng làm tài sản thế chấp.

BPA thường là chứng khoán phát hành riêng lẻ hoặc phương tiện đầu tư do các công ty nhỏ hơn phát hành.

Tranh chấp trái phiếu là gì ?

Tranh chấp trái phiếu là khi có sự bất đồng giữa các bên liên quan đến việc quản lý và sử dụng các trái phiếu. Tranh chấp này có thể phát sinh giữa các bên mua và bán trái phiếu, hoặc giữa các bên liên quan đến việc thanh toán lãi và vốn của trái phiếu.

Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?

Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài. Và tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu là một phạm vi hoạt động thuộc dạng tranh chấp kinh doanh thương mại, do đó tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu có thể sử dụng cả bốn phương thức nêu trên để giải quyết tranh chấp..

Thương lượng

Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết. Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Hòa giải

Phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Tương tự như phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

Giải quyết bằng Tòa án

Phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Đây là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?

Hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến khá nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, các chủ thể có khả năng sẽ tham gia vào các tranh chấp gồm:

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu;
  • Tổ chức, cá nhân sở hữu trái phiếu
  • Bên thứ ba – Chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác khi tranh chấp phát sinh: Tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán; tổ chức tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành; tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu hay công bố thông tin; tổ chức tham gia định giá tài sản đảm bảo, trung gian môi giới… Ngay cả với các cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán hay cao hơn là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, …

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp về trái phiếu của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp về trái phiếu;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp về trái phiếu;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp về trái phiếu;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488