Giới hạn quyền tác giả khi tranh chấp

by Hồng Hà Nguyễn

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có các quyền sử dụng, định đoạt đối với tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu tác giả sẽ bị hạn chế quyền đối với tác phẩm trong một số trường hợp nhất định nhằm hài hòa lợi ích quyền tác giả và lợi ích chung của cộng đồng. Sự hạn chế này được thể hiện thông qua quy định về các trường hợp sử dụng tự do các tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, trong đó có trường hợp không phải trả tiền nhuận bút, thù lao; có trường hợp phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Nếu bạn đọc còn đang thắc mắc về “Giới hạn quyền tác giả” thì hãy cùng tìm hiểu với Luật Đại Nam trong bài viết dưới đây.

Giới hạn quyền tác giả khi tranh chấp

Giới hạn quyền tác giả khi tranh chấp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ thì:

  1. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  2. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  3. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  4. Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  5. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  6. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  7. Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  8. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  9. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  10. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Lưu ý:

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

>> Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao quy định tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh và không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Ý nghĩa của việc quy định giới hạn quyền tác giả

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và lợi ích xã hội là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên. Mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng. Vì thế, việc quy định giới hạn quyền tác giả có các ý nghĩa sau:

  • Cần đảm bảo một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ.
  • Cần đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi.

Đáp ứng được hai yêu cầu này, thì một quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu trí tuệ và công chúng, cuối cùng nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức.

Nếu nhà nước không có cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ sở hữu trí tuệ thì không thể khuyến khích sự sáng tạo; tuy nhiên nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức của đông đảo công chúng, chưa kể nếu bảo hộ quá lâu sẽ dẫn đến sự cản trở của giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488