Đặc điểm của tranh chấp thương mại như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự 2015
- Luật Thương mại 2005
- Luật Trọng tài thương mại 2010
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp là sự mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể với nhau. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Như vậy, có thể hiểu, tranh chấp thương mại xuất phát từ mâu thuẫn, xung đột về mặt lợi ích phát sinh từ hoạt động thương mại bởi ít nhất một bên là chủ thể kinh doanh liên quan đến hoạt động kinh doanh từ khâu đầu tư, sản xuất, mua bán, dịch vụ thương mại trên thương trường.
Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?
Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm của tranh chấp thương mại như:
- Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
Lưu ý: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân nhưng trong trường hợp nhất định thì có thể phát sinh giữa các cá nhân không phải là thương nhân, ví dụ tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức công ty.
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là tranh chấp thương mại có ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài sau:
- Thứ nhất, yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, đó là trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sở ở nước ngoài);
- Thứ hai, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, đó là trường hợp tài sản đối tượng của quan hệ ở nước ngoài;
- Thứ ba, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, đó là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
Về cơ bàn, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài được tiến hành tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường, song cần lưu ý về thẩm quyền của toà án trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
- Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền chung của Toà án nhân dân Việt Nam đối với các trường hợp giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Toà án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức ngày càng phổ biến trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài. Các quy định về nội dung và thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài được thực hiện dựa trên thỏa thuận của các bên, và tính khả thi của phán quyết trọng tài phụ thuộc phần lớn vào pháp luật nơi giải quyết tranh chấp và nơi thi hành phán quyết trọng tài trên cơ sở công ước New York 1954.
Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp bằng thương mại của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp thương mại;
- Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?