Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc

by Hồng Hà Nguyễn

Trong thời đại công nghệ thông tin, bất cứ các tác phẩm nào cũng đều có thể được truyền tải biết đến rộng rãi thông qua internet và các công nghệ khác, do đó người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Vậy mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc là như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc

Mối quan hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ

Tác phẩm gốc là gì ? 

Bản gốc của tác phẩm được hiểu là dạng hay hình thức vật chất mà trên đó kết tinh lao động sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả, được định hình lần đầu tiên. Khái niệm bản gốc của tác phẩm dễ bị nhầm lẫn với tác phẩm đạo văn hoặc tác phẩm phái sinh. Do vậy, cần lưu ý phân biệt giữa bản gốc của phẩm với tính gốc hay nguyên thủy của tác phẩm. Tính vậy, tính nguyên thủy của tác phẩm tồn tại độc lập với dạng vật chất thể hiện tác phẩm.

Tác phẩm phái sinh là gì ? 

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 giải thích: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” .

Mối quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh 

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 .

Thứ hai, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc từng phần so với tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Thứ ba, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ những tác phẩm khác. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả.

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

>> Xem thêm: Tiền phúng điếu có phải là di sản thừa kế không ?

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Do đó, việc phát triển và sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng trở thành lĩnh vực mang giá trị kinh tế và được quan tâm.Trong đó, không thể không kể đến việc ra đời những tác phẩm phái sinh có tính sáng tạo cao, mang lại nhiều giá trị về kinh tế và đưa tác phẩm gốc phù hợp với thời đại, đến gần với quần chúng hơn, bao gồm nhưng không giới hạn ở những tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm cải biên… Đó chính là sự kế thừa, phát huy có sáng tạo từ những giá trị gốc trong khuôn khổ cho phép.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488