Việc cần làm khi phát sinh tranh chấp hợp đồng kinh tế? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự 2015
- Luật Thương mại 2005
- Luật Trọng tài thương mại 2010
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Khái niệm tranh chấp hợp đồng kinh tế
Tranh chấp hợp đồng được định nghĩa là mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên có quan hệ hợp đồng với nhau, liên quan đến việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký kết. Kiểu tranh chấp này cũng có thể hiểu là ý kiến bất đồng của các bên trong quá trình đánh giá hành vi vi phạm hoặc phương pháp giải quyết các hậu quả phát sinh từ hành vi đó.
Việc cần làm khi phát sinh tranh chấp hợp đồng kinh tế?
Hợp đồng kinh tế trong đầu tư, kinh doanh rất đa dạng trong đó phổ biến được sử dụng là: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng vay; Hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản; Hợp đồng đặt cọc; … Do đó phát sinh tranh chấp hợp đồng sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng đa dạng hướng. Vậy việc cần làm khi phát sinh tranh chấp hợp đồng là gì? Theo luật sư Trí Nam thì Quý vị cần tiến hành ngay các hành động sau:
-
Đánh giá mức độ tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký
Đánh giá hiện trạng tranh chấp hợp đồng giúp cho doanh nghiệp là công việc quan trọng cần làm khi một hợp đồng không được các bên triển khai đúng thỏa thuận. Những câu hỏi như: Vì sao ký hợp đồng xong không thực hiện? Vì sao đối tác không phản hồi email, điện thoại? … sẽ được trả lời thông qua việc rà soát lại hợp đồng và quy trình đàm phán hợp đồng. Thông thường khi trợ giúp khách hàng đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư Trí Nam luôn ưu tiên làm rõ bản chất của tranh chấp hợp đồng để hiểu phương thức nào hiệu quả trong giải quyết tranh chấp.
-
Phải làm gì khi bên vi phạm hợp đồng im lặng?
Thực tế khi khách hàng liên hệ Luật sư Trí Nam thì việc đàm phán hợp đồng đã rơi vào bế tắc, có trường hợp một trong các bên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, có trường hợp bên vi phạm hợp đồng không gặp, không phản hồi email, zalo, điện thoại (Cắt liên lạc), có trường hợp không còn thông tin liên hệ của người quản lý bên vi phạm,… Vậy vì sao khi mời luật sư lại giúp giải quyết được hiện trạng này?
-
Có cần lo lắng khi bạn bị khởi kiện tranh chấp hợp đồng?
Khởi kiện đương nhiên là quy trình làm phát sinh tốn kèm về thời gian, chi phí của các bên tranh chấp. Tuy nhiên đây lại là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả. Khi bạn, doanh nghiệp bạn bị đối tác khởi kiện cũng là thời điểm tranh chấp hợp đồng sẽ sớm được giải quyết triệt để, sớm chấm dứt tranh chấp. Với vai trò là các bên trong tranh chấp, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị kiện nên chủ động tìm hiểu quy định pháp luật, quy tình tố tụng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thời gian tới.
Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
- Tôn trọng sự tự nguyện, thỏa thuận giữa đôi bên: Các bên tranh chấp được quyền tự do lựa chọn cơ sở giải quyết tranh chấp, quy định áp dụng và phương án giải quyết phù hợp (được ghi nhận trong hợp đồng). Nguyên tắc này cho thấy quyền tự do đàm phán, thảo luận của các bên trong hoạt động kinh tế thương mại luôn được đảm bảo.
- Bình đẳng trước pháp luật: Các bên liên quan đều có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có quyền đưa ra yêu cầu cá nhân đối với cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Tôn trọng chứng cứ hợp pháp: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng cuối cùng là dựa trên sự minh bạch của chứng cứ, tuân thủ quy định của pháp luật được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bao gồm quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án
Đơn khởi kiện sẽ được nộp kèm theo tài liệu và các minh chứng hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo một trong các hình thức như sau:
- Nộp đơn trực tiếp đến Tòa án.
- Gửi theo đường bưu chính.
- Gửi theo hình thức online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa án thụ lý vụ việc
Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thẩm định vụ việc, tổng hợp tài liệu, chứng cứ cần thiết sau khi nhận được văn bản khởi kiện. Nếu xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho nguyên đơn biết để nộp tiền tạm ứng án phí.
Sau khi nhận được thông báo nộp phí từ Tòa án, trong thời hạn 15 ngày đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiếp theo, nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc sau khi nhận được biên lai này.
Bước 3: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án
- Kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng. Với các vụ án có tính chất phức tạp và nhiều trở ngại khách quan hơn thì Chánh án có thể gia hạn thêm thời gian nhưng không được quá 2 tháng.
- Nếu có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ khi quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực.
Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án
Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 1 tháng Tòa án sẽ phải mở phiên tòa. Nếu có lý do khách quan chính đáng thì có thể kéo dài thời hạn nhưng không được quá 30 ngày.
Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng kinh tế;
- Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Việc cần làm khi phát sinh tranh chấp hợp đồng kinh tế? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?