Từ khóa doanh nghiệp dự án còn khá mới mẻ với nhiều người tại Việt Nam. Tuy nhiên, giới kinh doanh loại hình thường xuyên sử dụng. Do đó, thành lập doanh nghiệp dự án là điều vô cùng cần thiết, phù hợp với phạm vi hoạt động. Vậy doanh nghiệp đã biết về thủ tục, hồ sơ chuẩn bị như thế nào chưa? Vậy Doanh nghiệp dự án là gì ?Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời.
Doanh nghiệp dự án là gì?
Doanh nghiệp dự án là loại hình giúp doanh nghiệp thực hiện cạnh tranh, đấu thầu để ký hợp đồng hoặc thực hiện một dự án nào đó. Doanh nghiệp dự án có thể thành lập bởi hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau. Thành lập doanh nghiệp dự án là nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án đầu tư với hình thức đối tác công ty hoặc đầu tư để sử dụng đất.
Mục đích thành lập doanh nghiệp dự án là giúp doanh nghiệp quản lý, giám sát và vận hành một cách tốt hơn. Đồng thời giúp hợp đồng dự án lãng phí tài sản công ty.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án
Theo quy định, thành lập doanh nghiệp dự án phải đáp ứng điều kiện khi công ty theo 4 loại hình doanh nghiệp. Cụ thể: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công hợp danh. Đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thì không thể thực hiện được. Ngoài ra, thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án chỉ được thành lập khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án
Theo nghị định 63/2018/NĐ-CP được quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp dự án có quy định. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định sau:
- Xác định hình thức hợp đồng. Cụ thể: thành lập dự án BOT (Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), thành lập doanh nghiệp dự án BT(Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao), thành lập doanh nghiệp dự án PPP, thành lập doanh nghiệp dự án BOO (Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh), thành lập doanh nghiệp dự án BTL(Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ)….
- Xác định lĩnh vực đầu tư
- Xác định nguồn vốn tham gia dự án đầu tư
- Xây dựng văn bản đề xuất dự án
- Cơ quan báo cáo nghiên cứu khả thi
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu
- Ký hợp thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án
>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Các lĩnh vực cho phép thành lập doanh nghiệp dự án
Tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư
- Ngành giao thông vận tải
- Nhà máy định, đường dây tải điện
- Hệ thống chiếu sáng công cộng, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom, xử lý nước thải, chất thải, công viên, nhà, sân bãi để ô tô, máy móc, thiết bị.
- Trụ sở cơ quan nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư
- Y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao và du lịch, khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Hạ tầng thương mại, khu kinh tế, khu công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, khu làm việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nông nghiệp và nông thôn, dịch vụ phát triển kết hợp với sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm
- Các lĩnh vực khác theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án ở đâu?
- Đối với các dự án cấp quốc gia, dự án do cơ quan ủy quyền từ Bộ, Ban, Ngành, Nhà nước hoặc dự án được thực hiện trên 2 địa bàn cấp trên thành phố trung ương. Hồ sơ sẽ được nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Đối với dự án không thuộc những dự án ở trên thì sẽ được nộp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với những dự án thuộc nhóm C, doanh nghiệp không cần làm thủ tục để đăng ký.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Doanh nghiệp dự án là gì ?. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành – Luật Đại Nam
Phí bảo vệ môi trường có phải chịu thuế GTGT? – Luật Đại Nam