Cách định giá doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Tài sản quý giá nhất mà phần lớn những người chủ doanh nghiệp sở hữu đó chính là mô hình kinh doanh. Song để hiểu rõ chi tiết về định giá doanh nghiệp hoặc làm sao để định giá doanh nghiệp cho đúng không phải là kiến thức nhiều người có thể nắm rõ . Trong bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về Cách định giá doanh nghiệp.

Cách định giá doanh nghiệp

Cách định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là gì ?

Định giá doanh nghiệp là quá trình ước tính giá trị của một doanh nghiệp nhằm đáp ứng một mục đích nhất định. Quá trình được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Việc thẩm định giá doanh nghiệp được hiểu là quá trình đánh giá hoặc ước lượng giá trị thị trường của các quyền và lợi ích liên quan đến sở hữu doanh nghiệp cho chủ sở hữu.

Quá trình định giá doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm và được đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn trong việc thực hiện các phương pháp thẩm định giá. Điều này đặc biệt quan trọng để đánh giá chính xác các lợi ích phát sinh từ việc sở hữu doanh nghiệp, các tài sản vô hình, chứng khoán,…

Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phổ biến bao gồm phương pháp so sánh với các doanh nghiệp tương tự, phương pháp dòng tiền chi trả và phương pháp định giá tài sản. Với sự đóng góp của các chuyên viên thẩm định giá, quá trình định giá doanh nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư, các cổ đông hoặc các chuyên gia tài chính đưa ra quyết định đầu tư và quản lý tài sản một cách hiệu quả.

Quy trình 6 bước định giá doanh nghiệp

Quy trình định giá doanh nghiệp tương đối phức tạp, tuy nhiên, có thể tóm gọn bằng những bước sau:

Xác định vấn đề

Trong giai đoạn xác định vấn đề, cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp
  • Khảo sát sơ lược các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp cần định giá, bao gồm: pháp lý, hình thức, quy mô, vị trí, cơ sở vật chất, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,,,
  • Xác định nguyên tắc giá trị cơ bản cho việc thẩm định giá
  • Xác định các tài liệu cần thiết để tiến hành thẩm định giá.

Lập kế hoạch thẩm định

Mục đích của việc lên kế hoạch thẩm định giá là để xác định các công việc cần thực hiện, thời gian dành cho từng công việc cụ thể và tổng thời gian cho toàn bộ quá trình thẩm định giá.

Theo ý kiến của các chuyên gia luật sư tài chính, kế hoạch cần phản ánh các công việc cơ bản sau:

  • Xác định các yếu tố cung và cầu liên quan đến chức năng, đặc điểm và quyền lợi của doanh nghiệp đang được mua bán cũng như đặc trưng của thị trường;
  • Xác định các tài liệu liên quan đến thị trường, doanh nghiệp và tài liệu so sánh cần thu thập;
  • Tìm kiếm và phát triển các nguồn tài liệu đáng tin cậy, đảm bảo chúng đã được xác minh;
  • Thiết lập lộ trình nghiên cứu, xác định quy trình thu thập và phân tích dữ liệu, đảm bảo thời hạn phù hợp để hoàn thành các bước công việc; và chuẩn bị đề cương cho báo cáo kết quả định giá doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin doanh nghiệp và tài liệu

  • Thực hiện khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp: kiểm tra tài sản và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
  • Thu thập thông tin và tài liệu chủ yếu từ nội bộ doanh nghiệp: tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, kế toán, kiểm toán, hệ thống các đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của ban quản lý, nhân viên, công nhân,..
  • Bên cạnh đó, cần thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp, như thị trường sản phẩm, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, chính sách của Nhà nước,… Thẩm định viên phải thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tất cả nguồn dữ liệu được sử dụng là đáng tin cậy và phù hợp cho việc thẩm định giá. Việc thẩm định viên thực hiện các bước hợp lý để kiểm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tài liệu là phổ biến trên thị trường.

Phân tích điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp

Ở giai đoạn này, cần phân tích ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp về các khía cạnh: hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết bị và công nghệ, kỹ năng lao động, cơ cấu quản lý và khả năng quản lý, vốn và nợ, các chỉ số tài chính, thị trường và môi trường kinh doanh.

Xác định phương pháp thẩm định giá

Các phương pháp định giá có thể kể đến như:

  • Phương pháp so sánh với các doanh nghiệp tương tự: là một cách định giá doanh nghiệp phổ biến, được thực hiện bằng cách so sánh tài sản, các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương tự để ước tính giá trị tương ứng.
  • Phương pháp dòng tiền chi trả: là một phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên ước tính giá trị hiện giờ của dòng tiền mà doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ tạo ra trong tương lai.
  • Phương pháp định giá tài sản: là một phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên ước tính giá trị tài sản sở hữu của nó.

Việc thẩm định viên định giá doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến, kết quả công việc từ thẩm định viên khác hoặc chuyên gia trong lĩnh vực liên quan khi tiến hành định giá doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình là việc tham khảo kết quả định giá bất động sản để đánh giá giá trị các tài sản bất động sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Khi dựa vào ý kiến hoặc kết quả của thẩm định viên khác hoặc chuyên gia, thẩm định viên định giá doanh nghiệp cần thực hiện các bước kiểm tra để đảm bảo rằng dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.

>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá

Việc chuẩn bị và lập báo cáo định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả định giá doanh nghiệp cần nêu rõ:

Mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp:

Mô tả rõ đối tượng được định giá, bao gồm:

  • Loại hình tổ chức, lịch sử, triển vọng kinh tế và ngành nghề của doanh nghiệp
  • Sản phẩm, dịch vụ, thị trường, khách hàng, độ nhạy cảm với các yếu tố mùa vụ hoặc chu kỳ.
  • Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, tài sản hữu hình và vô hình, nhân lực, quản lý, sở hữu, triển vọng của doanh nghiệp, giao dịch quá khứ liên quan đến lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp.
  • Cơ sở giá trị: định nghĩa và xác định giá trị.
  • Phương pháp định giá: các phương pháp được áp dụng, lý do chọn lựa, quá trình tính toán và logic, xuất xứ các biến số, tổng hợp kết quả từ các phương pháp khác nhau.
  • Giả định và điều kiện hạn chế: nêu rõ những tiền đề và giả định quan trọng đối với giá trị.
  • Nếu có sự vận dụng đặc biệt nào đó so với tiêu chuẩn hay hướng dẫn, cần nêu rõ nội dung và lý do.

Phân tích tài chính:

  • Tóm tắt bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập trong giai đoạn phù hợp với mục đích định giá và đặc điểm doanh nghiệp
  • Điều chỉnh dữ liệu tài chính gốc (nếu có)
  • Giả định cơ bản để xây dựng bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập
  • Tình hình tài chính qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp tương tự
  • Kết quả định giá doanh nghiệp lẫn phạm vi, thời hạn thẩm định giá
  • Chữ ký và xác nhận: thẩm định viên và người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm về nội dung thực hiện trong báo cáo.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cách định giá doanh nghiệp. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành – Luật Đại Nam

Phí bảo vệ môi trường có phải chịu thuế GTGT? – Luật Đại Nam

Nghị định 15 giảm thuế giá trị gia tăng – Luật Đại Nam

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp – Luật Đại Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488