Kinh doanh thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, quán ăn hay sản xuất chế biến thực phẩm đều bắt buộc phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện hoạt động và tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.

Đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP.
Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ về thực phẩm bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước.
Mục đích của loại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đòi hỏi:
– Chủ doanh nghiệp phải nắm thực vững các kiến thức về pháp lý, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, sức khỏe, ….
– Và nhiều thủ tục như quy định về lắp đặt cơ sở, nhà xưởng, kinh doanh, bếp ăn đến đón tiếp đoàn thanh tra kiểm tra, …
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này bao gồm:
– Bộ Y tế: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
– Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
– Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
>> Xem thêm: Cấp Giấy phép vệ sinh ATTP cho quán cơm Sườn
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Thời hạn tối đa của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất. Cụ thể như sau:
– Không quá 2 lần/năm: với giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do đơn vị chức năng được UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp.
– Không quá 3 lần/năm: với giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do đơn vị chức năng được UBND cấp huyện/quận ủy quyền cấp.
– Không quá 4 lần/năm: với giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do đơn vị chức năng được UBND cấp xã/phường cấp.
Gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Trước 6 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp cần phải tái đăng ký và nộp kèm hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận mới (trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh thực phẩm).
Lợi ích của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà loại giấy này có thể đem đến cho doanh nghiệp bao gồm:
– Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gây tổn hại cả về tiền bạc và danh tiếng doanh nghiệp.
– Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm/dịch vụ thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó gia tăng sức mua của sản phẩm cũng như tăng cơ hội trúng thầu, nhận thầu.
– Góp phần vào phát triển một thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn về mặt lợi ích xã hội.
– Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để thực hiện hoạt động quảng cáo cho thực phẩm.
Ngoài ra còn có rất nhiều những lợi ích khác nữa mà giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mang lại cho doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM