Vấn đề ly hôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vấn đề cơ bản là vợ chồng không thể hòa hợp, mục đích hôn nhân đặt ra không thực hiện được. Ly hôn ảnh hưởng không chỉ đến vấn đề của hai cá nhân mà còn ảnh hưởng đến những người con chung của họ. Để trả lời được vấn đề Ai có quyền nuôi con khi li hôn? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn thuộc về ai?
Quyền nuôi con ở trong trường hợp hai bên nam, nữ không đăng ký kết hôn mà có con: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc nam, nữ không đăng ký kết hôn đương nhiên sẽ không phát sinh mối quan hệ vợ chồng, tuy nhiên mối quan hệ giữa cha mẹ con vẫn phát sinh các quyền và nghĩa vụ.
Như vậy, để quyết định xem ai là người nuôi con trong trường hợp không đăng ký kết hôn thì cần phải căn cứ vào các điều kiện thực tế của hai bên nam, nữ như: Điều kiện kinh tế, điều kiện để chăm sóc, dưỡng dục con, phẩm chất đạo đức của cha mẹ,…
Cha hoặc mẹ được giành quyền nuôi con khi ly hôn trong trường hợp nào?
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, theo căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì cha hoặc mẹ sẽ được quyền nuôi con khi ly hôn trong trường hợp: Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Độ tuổi của con ảnh hưởng như thế nào đến quyền nuôi con của bố mẹ khi ly hôn?
Hiện tại thực tế khi giải quyết thủ tục ly hôn thì độ tuổi về con chung có ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án trong giải quyết vấn đề con chung ở vụ việc ly hôn, cụ thể về luật nuôi con khi ly hôn như sau:
- Nếu con dưới 36 tháng tuổi: Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, thì con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác như: “Mẹ không đủ kinh tế để nuôi con, không đủ cả về vật chất lẫn tinh thần,…“
- Nếu con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Thì cha mẹ cần chứng minh điều kiện – tức là Tòa án xem xét ai có điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần để chăm sóc bé tốt hơn;
- Nếu con trên 7 tuổi đến dưới 18 tuổi: Thì xem xét nguyện vọng của con muốn sống với cha hay muốn sống với mẹ;
- Nếu con trên 18 tuổi: Vì con đã trưởng thành nên thông thường cha mẹ không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cần chứng minh những điều kiện gì để giành được quyền nuôi con khi ly hôn?
Về cách giành quyền nuôi con sau ly hôn hiệu quả nhất đó chính là: Cha mẹ phải đưa ra những bằng chứng chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần trước Tòa án để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt như trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục…
- Về điều kiện kinh tế: Hai vợ chồng phải chứng minh mình mới là người có đủ điều kiện về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… Theo đó, vợ chồng sẽ phải cung cấp những bằng chứng liên quan đến thu nhập cá nhân, công việc của bản thân, đã từng bị xử phạt chế tài theo quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn chưa,…
- Về điều kiện tinh thần: Phải chứng minh bản thân mình mới có đủ thời gian để ở bên cạnh con thường xuyên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…
Ngoài ra, hai vợ chồng có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, chẳng hạn như thường xuyên sử dụng bạo lực, không có thu nhập và công việc ổn định…, để thể hiện là mình mới là người có đủ điều kiện để nuôi con.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Ai có quyền nuôi con khi li hôn? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: