Bất động sản là gì? Phân loại các bất động sản theo quy định

by Lê Quỳnh

Bất động sản là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này Luật Đại Nam sẽ phân tích và làm rõ các vấn đề như: bất động sản là gì? Bất động sản được phân loại ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bất động sản là gì? Phân loại các bất động sản theo quy định sau đây để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
Bất động sản là gì? Phân loại các loại bất động sản theo quy định

Bất động sản là gì? Phân loại các loại bất động sản theo quy định

Bất động sản là gì?

Mỗi nước trên thế giới đều có sự khác nhau trong xác định khái niệm cụ thể về bất động sản. Tuy nhiên, có một điểm tương đối thống nhất trong khái niệm bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được. Tính “bất động” được nhìn nhận trên hệ quy chiếu của nó. Các tài sản không di dời được có thể là đất đai, các tài sản gắn liền với đất và tài sản không di dời được so với hệ quy chiếu được chọn.

Bất động sản là một loại tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. Bất động sản sẽ bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bất động sản là các tài sản không di dời được. Bất động sản được nhìn nhận rõ ràng nhất là đất đai, các tài sản gắn liền với đất. Để được xác định là bất động sản, các tài sản đó không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất. Pháp luật còn quy định nhóm tài sản khác để có căn cứ xác định bất động sản trong trường hợp không thuộc các đặc điểm nhận diện trên.

Phân loại bất động sản

Cho đến thời điểm hiện tại, có 2 cách phân loại bất động sản phổ biến như sau:

Theo quy định pháp luật:

Các quy định pháp luật căn cứ vào ý nghĩa không di dời được của tài sản để xác định bất động sản. Theo điều 107 Bộ Luật Dân sự năm 2015, bất động sản gồm 4 loại như sau:

– Đất đai.

– Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.

– Các tài sản khác gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.

– Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy, trong các loại bất động sản trên, hai loại đầu là các loại bất động sản do bản chất. Bởi các tài sản này không thể di dời được, không tự di dời được, như là đất đai và tất cả những gì gắn liền với đất. Theo thời gian, nhà ở và công trình xây dựng không thể di chuyển sang vùng đất khác được. Do đó nó gắn liền với vị trí địa lý, với khoảng đất đó.

Các tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đai, là những vật có thể di dời được tuy nhiên về mặt pháp lý vẫn được coi là bất động sản. Bởi khi đặt trong nhà, nó là tài sản cố định được sử dụng ổn định ở ngôi nhà đó. Kể đến như bàn ghế để trong nhà, tủ lạnh để sử dụng,…

Ngoài ra, có thể phân chia bất động sản thành bất động sản hiện có và bất động sản hình thành trong tương lai. Theo đó, bất động sản hiện tại là những công trình, nhà ở đã xây dựng xong còn bất động sản hình thành trong tương lai là những công trình, nhà ở đang được xây dựng sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới.

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia)

Bất động sản có thể phân thành 3 loại, dựa trên tính chất quy hoạch, tác động của con người lên bất động sản:

(1). Bất động sản có đầu tư xây dựng:

Tức là thực hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng các công trình trên các mục đích sử dụng của con người. Gồm những bất động sản chính như sau:

– Bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai). Trong trường hợp này được hiểu trong mục đích để ở. Đây là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước. Bởi người dân có nhu cầu sinh sống, thay đổi địa điểm sống vì thuận tiện, nhu cầu cao hơn,…

– Bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ. Để thực hiện lao động, trong các lĩnh vực sản xuất, thi công,…

– Bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc,….. Có thể là các cơ sở hạ tầng công cộng, trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước.

(2). Bất động sản không đầu tư xây dựng:

Trong đó không thực hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng công trình. Thường được sử dụng trong các mục đích nông nghiệp hoặc có tính đặc thù khác.

– Đất nông nghiệp: Như trồng lúa, hoa màu để đảm bảo lương thực.

– Đất nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản, mang đến nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.

– Đất làm muối. Các vùng đất ven biển, phát triển nghề làm muối.

– Đất hiếm. Đất có nhiều nguyên tố kim loại, mang đến nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

 – Đất chưa sử dụng, chưa được quy hoạch để sử dụng trên thực tế.

(3). Bất động sản đặc biệt:

Các công trình này thường được sử dụng trong gìn giữ nét văn hóa dân tộc. Như:

– Các công trình bảo tồn quốc gia.

– Di sản văn hóa vật thể.

– Nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo.

Trên đây là bài tổng hợp và tư vấn pháp lý về vấn đề bất động sản là gì? Phân loại các bất động sản theo quy định do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488