Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

by Vũ Khánh Huyền

Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những trường hợp khiến hợp đồng lao động chấm dứt. Lúc này, 02 bên lập biên bản thỏa thuận với nhau, dựa trên mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ mang đến thông tin Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo !

Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019

Vì sao phải Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động cho phép trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có quyền cùng nhau thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, các quy định hiện hành không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động phải thực hiện như nào cho đúng luật. Ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là rất khó phân biệt nếu không tự đảm bảo các giấy tờ, bằng chứng cụ thể.

Chính vì thế, người sử dụng lao động và người lao động cần phải lập thành văn bản để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên:

– Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;

– Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng.

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp.

Như vậy, dù chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo thỏa thuận nhưng người lao động đáp ứng đủ các điều kiện 2, 3, 4 nêu trên vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Nếu chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động để mất quyền lợi gì?

Theo Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động khi chấm hợp đồng trái luật sẽ bị mất những quyền lợi sau:

Không được chi trả trợ cấp thôi việc

Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng luật, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 46 BLLĐ 2019 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên theo, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi về hưu. Với mỗi năm làm việc, người lao động được hưởng nửa tháng tiền lương.

Như vậy, người lao động nếu không muốn mất khoản tiền này thì phải thực hiện theo các cách chấm dứt hợp đồng đúng luật mà bài viết đề cập ở trên.

Phải bồi thường cho người sử dụng lao động

Việc người lao động chấm dứt HĐLĐ phần nào gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu đơn phương phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động sẽ phải bồi thường:

– Nửa tháng tiền lương;

– Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước).

Hoàn trả chi phí đào tạo

Trong quá trình làm việc, người lao động có thể được cử tham gia đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở trong nước hoặc nước ngoài trên kinh phí của người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ phải hoàn trả lại số tiền này cho người sử dụng lao động.

>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Biên bản nghiệm thu tiếng Anh là gì ?

Biên bản thanh lý hợp đồng thi công

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488