Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

boi-thuong-thiet-hai-do-vi-pham-hop-dong

by Vũ Tuấn Anh

Giao dịch dân sự (hợp đồng) được xác lập luôn có điều khoản về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nào đó vi phạm nghĩa vụ hợp đồng – gọi là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thêm thông tin về Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vỉ gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Bài viết phân và làm sáng tỏ các quy định pháp luật về Bồi thường thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra.

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Phân biệt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dân sự

Điểm giống nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng có những nét tương đồng bao gồm:

Thứ nhất, bản chất đều là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Thứ hai, đều phát sinh khi:

Có thiệt hại xảy ra

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra

Các bên có thể thỏa thuận hình thức và mức bồi thường khi có thiệt hại xảy ra

Xem thêm: Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản, có ký tiếp?

Điểm khác nhau:
Tiêu chí
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ phát sinh

Thứ nhất: được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

Thứ hai: Chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

phát sinh tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người thiệt hại.

Căn cứ xác định trách nhiệm

Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc. Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự cũng có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.

Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dù đã có hoặc chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia vi phạm hợp đồng.

Hai bên có thể thỏa thuận về những thiệt hại có thể xảy ra và cách thức chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thực tế, có lỗi.

Hành vi vi phạm

hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên ràng buộc nhau trong hợp đồng.

hành vi này vi phạm những quy định của pháp luật, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại. Ví dụ như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự…

Phương thức thực hiện

các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng.

Bên gây thiệt hại phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, các bên trong quan hệ dân sự có thể không biết nhau cũng như sự việc xảy ra làm phát sinh quan hệ dân sự nên không thỏa thuận được.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Yếu tố lỗi

phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh

kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

thời điểm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Hạn mức bồi thường

Mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.

Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm trong những trường hợp đặc biệt

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488