Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

by Hồ Hoa

Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử được quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật giao dịch điện tử 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Khái niệm Hợp đồng thương mại điện tử

Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Trong Luật thương mại 2005: Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Dựa vào cách hiểu nêu trên, có thể đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại điện tử như sau: Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó có ít nhất một bên là thương nhân. Chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Nội dung thể hiện trên hợp đồng thương mại điện tử

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp

Ngoài các nội dung tương tự như trong hợp đồng thương mại truyền thống, hợp đồng thương mại điện tử có thể có thêm các thỏa thuận về:

– Yêu cầu kỹ thuật

– Chứng thực chữ ký điện tử

– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

– Hình thức hợp đồng

Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

– Chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Bên bán, Bên mua và bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử- đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

– Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng

Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

– Phạm vi áp dụng hợp đồng

Hợp đồng điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Hợp đồng điện tử không được áp dụng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

– Tính chất của hợp đồng

+ Tính vô hình, phi vật chất

Hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất bởi vì hợp đồng điện tử được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể nhìn thấy, sờ thấy hay cầm nắm được.

+ Tính phi biên giới:

Trong giao dịch điện tử các bên giao kết hợp đồng thực hiện việc truyền nhận các thông tin, dữ liệu thông qua một hệ thống mạng toàn cầu (www), vì vậy không có khái niệm biên giới, lãnh thổ hay vùng miền…. Các bên tham gia giao dịch, dù ở dâu, thời điểm nào cũng có thể giao dịch với đối tác của mình mà không có bất kỳ cản trở về không gian, thời gian.

+ Tính hiện đại, chính xác:

Hợp đồng thương mại điện tử sử dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ thông tin như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, công nghệ truyền dẫn không dây…dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Xem thêm: Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu ?

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488