Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng TikTok Shop

by Hồ Hoa

Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng TikTok Shop như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng TikTok Shop

Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng TikTok Shop

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự 2015
  • Luật Giao dịch điện tử năm 2005
  • Luật Thương mại 2005

Bán hàng trên Tiktok có phải nộp thuế không?

Căn cứ theo Điều 4 Khoản 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về khai thuế Tiktok, người kinh doanh trên TikTok sẽ phải tuân thủ các quy tắc thuế sau:

  • Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế TNCN.
  • Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo đúng quy định của pháp luật.

Vì vậy, việc nộp thuế khi bán hàng trên Tiktok sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập của cá nhân kinh doanh trên nền tảng này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và khai thuế Tiktok, cá nhân cần đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ thuế.

Quy định về các khoản thuế phải nộp khi bán hàng trên TikTok Shop

Nếu bạn thuộc trường hợp đã đăng ký thuế tại Việt Nam và được TikTok xác thực mã số thuế thì tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định. Cụ thể:

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng trên TikTok Shop

Cá nhân, hộ kinh doanh có tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên TikTok Shop trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải đóng thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và lệ phí môn bài (thuế môn bài). Ngược lại, nếu tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên TikTok Shop của cá nhân, HKD trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không cần đóng 3 loại thuế này.

Về thuế GTGT, thuế TNCN:

Căn cứ tính thuế của cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng trên TikTok Shop là tỷ lệ thuế tính trên doanh thu và doanh thu tính thuế. Cụ thể, bạn có thể xác định mức thuế GTGT, thuế TNCN phải nộp theo công thức sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN  x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

  • Tỷ lệ thuế bán hàng online đối với thuế GTGT là 1%, thuế TNCN là 0,5%;
  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN (trong trường hợp thuộc diện chịu thuế) là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng, tiền công, tiền bán hàng phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động kinh doanh;
  • Trong trường hợp người bán không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc đã xác định nhưng không phù hợp thực tế, cơ quan thuế sẽ xác định số thuế phải nộp bằng cách ấn định thuế.

Về thuế môn bài:

Lệ phí môn bài được xác định dựa trên doanh thu hàng năm. Định kỳ hàng năm, người bán hàng trên TikTok Shop cần tiến hành nộp lệ phí môn bài với mức thuế như sau:

  • 300.000 đồng/năm: Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm từ trên 100 – 300 triệu đồng;
  • 500.000 đồng/năm: Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm từ trên 300 – 500 triệu đồng;
  • 1.000.000 đồng/năm: Nếu tổng doanh thu bán hàng trong năm nhiều hơn 500 triệu đồng.

Lưu ý:

Nếu bạn là cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động. 

 

Đối với doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop

Trường hợp loại hình kinh doanh trên nền tảng TikTok Shop của bạn là doanh nghiệp thì ngoài thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí môn bài, bạn cần nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN).

Về thuế giá trị gia tăng:

Tùy vào doanh thu hàng năm của doanh nghiệp là dưới 1 tỷ đồng hay từ 1 tỷ đồng trở lên mà phương pháp nộp thuế GTGT của doanh nghiệp sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên: Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;
  • Nếu doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng: Nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì có thể tiến hành nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 
Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào
Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:

Đối với phương pháp nộp thuế trực tiếp, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 2 cách là tính trực tiếp trên GTGT hoặc tính trực tiếp trên doanh thu.

  • Trường hợp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = 10% x Giá trị gia tăng

Trong đó: Giá trị gia tăng = Giá hàng hóa bán ra – Giá hàng hóa mua vào

  • Trường hợp tính trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế suất thuế GTGT x Giá hàng hóa bán ra

Trong đó: Thuế suất thuế GTGT là 1%.

Về thuế thu nhập cá nhân:

Đây là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động (NLĐ) trong trường hợp có phát sinh trả lương cho NLĐ và thu nhập tính thuế của NLĐ nhiều hơn 0. Cách tính thuế TNCN sẽ tùy thuộc vào việc NLĐ mà doanh nghiệp cần nộp thuế thay là cá nhân cư trú hay không cư trú. Cụ thể:

Đối với NLĐ là cá nhân cư trú:

Doanh nghiệp tiến hành tính thuế TNCN dựa trên công thức sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập Các khoản giảm trừ Các khoản được miễn thuế

Đối với NLĐ là cá nhân không cư trú:

Doanh nghiệp tính thuế TNCN cho NLĐ không thuộc cá nhân cư trú theo công thức:

Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% Thuế suất

Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Loại thuế này được xác định dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi các khoản chi phí hợp lý được trừ đi.

Dưới đây là công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thuế suất thuế TNDN (*) x (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập lũy khoa học & công nghệ (nếu có))

(*): Thuế suất thuế TNDN (thuế suất thông thường) là 20%.

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (Các khoản lỗ được kết chuyển + Thu nhập được miễn thuế)
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Các khoản chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Về lệ phí môn bài:

Căn cứ xác định mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop là vốn điều lệ. Cụ thể:

  • Mức thuế môn bài cần nộp là 3.000.000 đồng/năm: Nếu vốn điều lệ của công ty là trên 10 tỷ đồng.
  • Mức thuế môn bài cần nộp là 2.000.000 đồng/năm: Nếu vốn điều lệ của công ty là từ 10 tỷ đồng trở xuống;

Lưu ý:

Doanh nghiệp bán hàng trên TikTok Shop được miễn lệ phí môn bài trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp mới thành lập: Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập;
  • Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Miễn lệ phí môn bài trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động doanh nghiệp;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp ;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng TikTok Shop “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488