Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

by Hồ Hoa

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại năm 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Thỏa thuận Trọng tài là gì?

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, Thỏa thuận Trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Như vậy, tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết theo phương thức Trọng tài chỉ khi có thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp. Thỏa thuận Trọng tài có thể lập trước, đang hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Thỏa thuận Trọng tài được lập bằng văn bản thể hiện ý chí các bên trong giải quyết tranh chấp.
  • Thỏa thuận Trọng tài có thể được thể hiện bằng một điều khoản Trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa các bên hoặc dưới hình thức một thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hoặc chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Khi nào Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu?

Thỏa thuận Trọng tài sẽ vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài

Để tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài thương mại và Thỏa thuận Trọng tài không bị vô hiệu thì tranh chấp phát sinh phải thuộc lĩnh vực giải quyết của Trọng tài bao gồm:

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

  • Người xác lập Thỏa thuận Trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Thông thường việc ký kết Hợp đồng hoặc Thỏa thuận Trọng tài sẽ do Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc Người đại diện theo ủy quyền có thẩm quyền thực hiện.

Về nguyên tắc Thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì Thỏa thuận Trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp Thỏa thuận Trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện Thỏa thuận Trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập Thỏa thuận Trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì Thỏa thuận Trọng tài không vô hiệu.

  • Người xác lập Thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

Năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người xác lập Thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự bao gồm:

  • Người chưa thành niên.
  • Mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488