Hợp đồng tặng cho là một trong những giao kết pháp lý rất dễ bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Thế nhưng còn rất nhiều người vẫn băn khoăn về thủ tục tặng cho và quy định pháp lý của nó, đặc biệt là đối với những vật tặng cho có giá trị lớn, hay thậm chí là tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Chính vì vậy, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Cách viết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật đất đai 2013
Thế nào là tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở?
Căn cứ tại Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Khi đó, Tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó, bên tặng cho tiến hành chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên được tặng cho mà không phát sinh bất cứ yêu cầu đền bù nào; đồng thời bên được tặng cho phải chấp thuận nhận.
Quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Trường hợp người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013.
Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
- Thứ nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thứ hai, trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Thứ ba, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về hồ sơ công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng tặng cho;
- Bản sao giấy tờ tùy thân;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
- Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật.
Sau khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai căn cứ theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013:
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
Khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm …….. tại …………, chúng tôi gồm có:
- BÊN TẶNG CHO (Bên A)[1]
Ông (Bà): ………………………………………………………sinh năm………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số:……………..do:…………………Cấp ngày:……tháng…….năm………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………………
Và
Ông (Bà): ………………………………………………………sinh năm………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số:……………..do:…………………Cấp ngày:……tháng…….năm………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………………
- BÊN NHẬN TẶNG CHO (Bên B)[2]
Ông (Bà): ………………………………………………………sinh năm………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số:……………..do:…………………Cấp ngày:……tháng…….năm………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………………
Và
Ông (Bà): ………………………………………………………sinh năm………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số:……………..do:…………………Cấp ngày:……tháng…….năm………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:
Điều 1: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẶNG CHO[3]
Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo cụ thể như sau:
– Thửa đất số: ……………………………………………………………………………………………………………..
– Tờ bản đồ số: ……………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ thửa đất: ………………………………………………………………………………………………………..
– Diện tích: ………………………………………m2 (Bằng chữ:……………………………………………………)
– Hình thức sử dụng: …………………………………………………………………………………………………..
+ Sử dụng riêng: …………………………………………………………………………………….m2
+ Sử dụng chung: …………………………………………………………………………………..m2
– Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………………………………………
– Thời hạn sử dụng: ……………………………………………………………………………………………………
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………………………………………………………..
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): ………………………………………………………………
Điều 2: GIAO NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐĂNG KÝ SANG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ bản chính giấy tờ về quyền sử dụng đất cho Bên B.
Việc giao nhận đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất do hai bên lập thành biên bản giao nhận giấy tờ quyền sử dụng đất, có bên thứ 3 làm chứng.
2.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật, nộp các khoản phí, lệ phí trước bạ đăng ký quyền sử dụng đất.
……………………………………………………………..
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng tặng cho đất đai
Mục [1], [2]:
- “Ông (Bà)”: Ghi rõ họ và tên bằng chữ in hoa đủ dấu;
- “Năm sinh”: Ghi ngày/tháng/năm sinh xác định theo dương lịch, ghi đủ 02 chữ số cho ngày sinh, tháng sinh và 04 chữ số cho năm sinh;
- “Chứng minh nhân dân số”: Ghi đầy đủ số trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước và ghi rõ cơ quan cấp, ngày được cấp ở mặt sau của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước;
- “Địa chỉ thường trú”, “Địa chỉ tạm trú”: Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
- “Điện thoại”: Ghi đầy đủ số điện thoại liên hệ
Mục [3]:
- “Thửa đất số”, “Tờ bản đồ số”, “Địa chỉ thửa đất”, “Hình thức sử dụng”, “Mục đích sử dụng”, “Thời hạn sử dụng”, “Nguồn gốc sử dụng”, “Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có)”: Các thông tin này đã có trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất điền các thông tin tương ứng vào hợp đồng.
- “Diện tích”: Ghi rõ diện tích đất mà bên tặng cho tặng cho bên nhận tặng cho
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách viết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: