Cha mẹ li hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi

by Nguyễn Thị Giang

Khi vợ chồng ly hôn thì vấn đề con cái ai là người nuôi dưỡng và mức cấp dưỡng nuôi con như thế nào là vấn đề nhiều cặp vợ chồng quan tâm.  Vậy Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi? Để trả lời được vấn đề Cha mẹ li hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ li hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi

Cha mẹ li hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn và thỏa thuận được quyền nuôi con hoặc được Tòa án giải quyết việc nuôi con, bên không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Như vậy, sau khi ly hôn mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Việc cấp dưỡng chỉ áp dụng nếu tại thời điểm cha mẹ ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân. Việc cấp dưỡng được duy trì đến khi con chưa thành niên đủ tuổi lao động, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản có thể tự nuôi sống bản thân.

Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con của cha/mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của người có nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật ưu tiên cho các bên trong quan hệ cấp dưỡng được tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, căn cứ này dựa trên thu nhập, khả năng lao động về thực tế của người cấp dưỡng cũng như xác minh về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, ví dụ như mức cấp dưỡng tại nông thôn sẽ thấp hơn mức cấp dưỡng tại thành thị, mức cấp dưỡng đảm bảo phù hợp với bên cấp dưỡng và trong điều kiện kinh tế đối với bên cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức cấp dưỡng dựa theo thực tế.

Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau khi ly hôn dựa trên sự tính toán “những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con”, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên” (Hướng dẫn tại Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức cấp dưỡng sẽ được Tòa án quy định, mức cấp dưỡng phải đảm bảo được chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, nhưng cũng phải dựa vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng. Sau khi thỏa thuận được mức cấp dưỡng hoặc Tòa án có quyết định cụ thể các bên nên giữ lại văn bản thỏa thuận cấp dưỡng hoặc quyết định cấp dưỡng của Tòa án làm căn cứ, tránh trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc bên trực tiếp nuôi dưỡng lại đòi mức cấp dưỡng cao hơn.

Trường hợp nào cha mẹ không phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Theo quy định, cha mẹ có trách nhiệm hỗ trợ con cái. Vậy khi nào cha mẹ không còn phải nuôi con? Căn cứ Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người nhận cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người được cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người được cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cha mẹ ly hôn chỉ phải cấp dưỡng khi con đủ 18 tuổi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi cha, mẹ ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Luật này cũng quy định rằng đứa trẻ được cấp dưỡng là:

  • Người chưa thành niên;
  • Người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người gặp khó khăn, thiếu thốn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 BLDS); người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật dân sự).

Như vậy, khi cha mẹ ly hôn mà con không sống chung với con thì phải cấp dưỡng khi con:

  • Dưới 18 tuổi;
  • Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình …

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi nào theo quy định của pháp luật?

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  •  Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  •  Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn kết hôn;
  • Các trường hợp khác theo quy định của luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cha mẹ li hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488