Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2023

by Trần Giang

Mang thai hộ không còn là khái niệm quá xa lạ với mọi người tại thời điểm hiện tại. Vậy liệu lao động nữ mang thai hộ có được hưởng những chế độ như những người phụ nữ khác? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin có liên quan tới vấn đề trên: Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2023.

Che-do-thai-san-cho-lao-dong-nu-mang-thai-ho-nam-2023.jpg

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2023.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Cha mẹ có thể vì nhiều lý do, như điều kiện sức khỏe không cho phép, mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình.

Nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ. Thông thường việc này cần phải có sự dàn xếp và thỏa thuận giữa người mang thai hộ và người nhận mang thai hộ.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định khá đầy đủ về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 22 Điều 3 như sau:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc mang thai hộ người khác vì mục đích thương mại sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2023

Điều kiện hưởng chế độ thai sản với người mẹ nhờ mang thai hộ:

Theo quy định Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản khi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Thời gian hưởng chế độ thai sản với người mẹ nhờ mang thai hộ:

  • Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
  • Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ thai sản với người mẹ nhờ mang thai hộ:

Theo quy định tại Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định 115/NĐ-CP:

  • Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữa mang thai hộ
  • Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội.
  •  Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
  • Trường hợp lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
  • Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

Theo quy định tại khoản c Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Đại Nam về: Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ năm 2023. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488